Thai chết lưu là thai không thể phát triển được thành thai nhi trưởng thành, chết và lưu lại trong tử cung của người mẹ. Hiện tượng này cần được phát hiện và can thiệp sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thường thì tình trạng thai chết lưu rất khó để phát hiện. Và rất nhiều trường hợp mẹ chỉ biết mình đã mất con khi được các bác sĩ siêu âm, chẩn đoán. Do đó, mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này nhé.
Nội Dung Trong Bài Viết
7 dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu
Đa số các mẹ từng trải qua nỗi đau thai chết lưu đều gặp phải những triệu chứng này.
Thai không chuyển động
Nếu khi nằm nghiêng trong một thời gian mà mẹ không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi thì cần đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.
Ra máu đen hoặc nâu
Ra một vài giọt máu trong tháng đầu mang thai là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu máu ra nhiều, có màu đen hoặc nâu thì đây có thể là dấu hiệu của thai chết lưu.
Tử cung của mẹ không phát triển
Thai nhi phát triển làm cho tử cung của mẹ cũng to nên. Nếu thai chết, thì tất nhiên, tử cung sẽ không phải triển nữa. Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung của mẹ. Nếu nhận thấy tử cung không mở rộng theo độ tuổi thai, bác sĩ cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân.
Không nghe thấy tim thai
Đến cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, tim của thai nhi đã hình thành và đập đều đặn. Ở một số người mẹ, bác sĩ có thể khó nghe thấy tim thai. Lúc này, bác sĩ sẽ cố gắng tìm cách để nghe thấy nhịp đập của con. Nhưng nếu kiểm tra theo nhiều cách mà vẫn không thấy tiếng tim của thai nhi đập, rất có thể bé đã gặp vấn đề nào đó hoặc đã chết lưu.
Mẹ bị vỡ ối sớm
Nếu chưa chuyển dạ mà đã vỡ ối thì rất có thể thai nhi đã chết lưu. Nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ.
Đau bụng và lưng dữ dội
Cơn đau bụng bất thường kèm theo tình trạng đau lưng có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm. Mặc dù mẹ bầu sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau mỏi suốt thai kỳ, nhưng nếu trước tuần thứ 12 mà bị đau dữ dội thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.
Tâm trạng mẹ không tốt
Người ta vẫn thường nói, giữa mẹ và con có một sợi dây liên kết vô hình. Vì thế, mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Nhưng rất nhiều bà mẹ nói rằng, họ có thể linh cảm về những bất ổn mà đứa con phải đối mặt. Khi thai chết sớm, nhiều mẹ cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí trầm cảm.
Nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu
Thai chết lưu trong 3 tháng đầu có thể xuất phát từ vấn đề của mẹ hoặc của con, cụ thể như sau:
- Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi
- Mẹ thừa hoặc thiếu cân
- Mẹ mắc các bệnh như lao phổi, dị tật đường sinh dục, còi xương, thiếu máu, tim, cao huyết áp, thận, gan, tiểu đường,…
- Mẹ có tiền lệ khó sinh, thai chết lưu
- Mẹ sử dụng thuốc khi mới mang thai
- Thai nhi bị các bất thường về nhiễm sắc thể
- Nhau thai ngừng phát triển, nhau thai bị bong khỏi thành tử cung,…
- Dây rốn quấn cổ con
- Niêm mạc tử cung mỏng khiến bảo thai không thể làm tổ và phát triển được.
Biện pháp phòng ngừa thai lưu trong 3 tháng đầu
Không thể ngăn chặn mọi trường hợp thai chết lưu. Nhưng có một số yếu tố làm tăng rủi ro và điều đơn giản bạn có thể làm để ngăn ngừa thai nhi chết sớm là giảm những rủi ro này.
Dưới đây là những cách giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thai chết lưu trong 3 tháng đầu mang thai:
Khám thai định kỳ
Điều quan trọng là bạn cần khám thai định kỳ. Các xét nghiệm, các chẩn đoán có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn mà bạn đang phải đối mặt ở thời điểm đó.
Khi đã biết rõ vấn đề, bạn cần thực hiện các biện pháp an toàn để đẩy lùi các mối nguy.
Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề trong thai kỳ.
Mang thai không phải là thời điểm để ăn kiêng giảm cân. Nhưng bạn cũng không cần cố gắng tăng cân trong thai kỳ khi đã thừa cân.
Bỏ thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc, điều tốt nhất bạn có thể làm là dừng lại. Bỏ thuốc lá càng sớm càng có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Hút thuốc thụ động (hít phải khói từ thuốc lá của người khác) cũng có hại trong thai kỳ, vì vậy hãy tránh những người đang hút thuốc nếu bạn có thể.
Tránh uống rượu khi mang thai
Cách an toàn nhất để đảm bảo em bé của bạn không bị tổn thương bởi rượu là không uống rượu trong khi bạn đang mang thai.
Tránh xa những người bị bệnh
Phụ nữ có thai hãy cố gắng tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm, bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, thủy đậu,….
Nếu bạn đã hoặc đang tiếp xúc với người bị nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
Tránh một số thực phẩm trong thai kỳ
Bạn nên tránh một số thực phẩm trong thai kỳ, vì chúng có nguy cơ cao khiến bạn bị bệnh với các bệnh nhiễm trùng như listeria và salmonella.
Thai lưu là vấn đề không ai mong muốn. Vì thế, mẹ nên chủ động phòng tránh và nhận diện các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để thai nhi có cơ hội phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Mẹ cũng đừng quên đi khám thai định kỳ, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh những rủi ro không đáng có nhé!