Drama là gì? Drama gồm những thể loại nào?

Bạn thấy bạn bè mình sử dụng thuật ngữ Drama một cách thường xuyên nhưng lại chẳng thể hiểu nổi Drama là gì?

Đừng lo lắng! Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn ý nghĩa cùng các cách sử dụng của Drama.

Drama trong tiếng Anh

Phát âm: /drɑː.mə/

Danh từ mang nghĩa:

  • Kịch, tuồng
  • Nghệ thuật kịch, nghệ thuật tuồng
  • Sự việc đầy kịch tính

Một số từ liên quan

  • Drama Workshop: Nhà diễn kịch
  • Horror Drama: Thảm kịch
  • Music Drama Theater: Nhà hát kịch

Nguồn gốc Drama

Drama bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ đại có nghĩa là hành động. Nhà triết học Hy Lạp cổ Aristotle đã sử dụng thuật ngữ này trong một luận thuyết có ảnh hưởng lớn- “Poetics” (Thơ ca). Trong văn bản này, Aristotle đã phân loại các hình thức thơ khác nhau theo những đặc điểm cơ bản mà ông nghĩ có thể được công nhận rộng rãi. Ông đã sử dụng thuật ngữ “Drama” để mô tả các tác phẩm thơ mộng đã được “hành động”.

Một Drama thường liên quan đến:

  • Một biên kịch- tác giả của vở kịch
  • Khán giả- người xem tác phẩm kịch, phim đó
  • Diễn viên- người thực hiện các hành động tương ứng với vở kịch để người xem thấu hiểu nội dung câu chuyện.

Cách hiểu Drama hiện đại

Cách hiểu Drama hiện đại

Theo nghĩa gốc, Drama là “tuồng, kịch”. Tuy nhiên, hiện nay, ý nghĩa của từ này đã được mở rộng hơn bao gồm ý nghĩa là phim, tính kịch,…

  • Drama- phim nhiều tập

Thông thường, Drama thường được hiểu là thể loại phim có nhiều tập, khác hoàn toàn với Movie- thể loại phim 1 tập. Drama được chiếu trên các kênh truyền hình, trong khi đó Movie thường được chiếu tại các rạp chiếu phim.

  • Drama- tính kịch

Drama được sử dụng với nghĩa “tính kịch” khi một câu chuyện đời thật nhưng nghe như hư cấu. Cách nói này ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với sự phát triển của Internet và các mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

  • Truyện Drama

Drama cũng được dùng như một thuật ngữ trong anime và manga Nhật Bản. Những truyện Drama tập trung vào thể loại bi kịch, tình cảm, trinh thám,… và thường tạo cho người xem những cảm xúc căng thẳng, buồn bã.

Điều gì khiến Drama trở nên ấn tượng và thu hút người xem?

Làm thế nào để một Drama trở nên ấn tượng và thu hút người xem hơn? Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

  • Cốt truyện kịch tính

Để làm cho Drama trở nên ấn tượng, tác giả phải phấn đấu xây dựng cảm giác kịch tính và dự đoán cảm xúc của khán giả khi câu chuyện phát triển. Kịch tính chỉ thực sự thành công khi khán giả cứ tự hỏi “Điều gì xảy ra tiếp theo?”, để từ đó dự đoán kết quả của những sự kiện đó.

Kịch tính là điều cơ bản và quan trọng nhất để giữ chân khán giả.

  • Các yếu tố khác

Nếu trước đây, cốt truyện là yếu tố quan trọng nhất trong một “Drama” thì đến ngày nay, mặc dù nó vẫn quan trọng; nhưng đôi khi một bộ phim có cốt truyện không mới lạ nhưng vẫn thu hút người xem bởi diễn viên, bối cảnh đẹp và âm nhạc hấp dẫn.

Drama cũng phụ thuộc vào rất nhiều đối thoại nói để khiến khán giả hiểu về cảm xúc, tính cách, động cơ và kế hoạch của nhân vật. Vì vậy, nếu xây dựng được những đoạn hội thoại hay, câu chuyện đó có thể trở thành một trào lưu.

Các thể loại Drama

Các thể loại Drama

Các Drama ấn tượng thường được phân loại thành các danh mục cụ thể theo tâm trạng, giai điệu, hành động xảy ra trong cốt truyện. Một số dạng Drama nổi tiếng bao gồm:

  • Hài kịch

Hài kịch có nội dung nhẹ nhàng hơn và được xây dựng với mục đích khiến khán giả cười và thường đi đến một kết thúc có hậu.

Hài kịch đặt nhân vật khác thường vào những tình huống bất thường, khiến họ phải làm và nói về những điều hài hước.

Hài kịch cũng có thể được sử dụng để châm biếm các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội- đây là cách mà tác giả Vũ Trọng Phụng thường xuyên sử dụng.

Ngoài ta, hài kịch cũng còn có thể chia thành nhiều dòng nhỏ hơn bao gồm hài kịch lãng mạn, hài kịch tình cảm, phim hài bi kịch- trong đó các nhân vật mang bi kịch đã làm những điều hài hước trong tình huống nghiêm trọng để đạt được hạnh phúc cuối cùng.

  • Bi kịch

Bi kịch thường được xây dựng trên những chủ đề u ám hơn. Nó miêu tả các vấn đề nghiêm trọng như cái chết, thảm họa tự nhiên, sự đau khổ của con người theo cách trang nghiêm và kích thích tư duy. Với những tác phẩm này, nhân vật hiếm khi được tận hưởng cái kết hạnh phúc. Chẳng hạn, nhân vật Hamlet  trong tác phẩm cùng tên của Shakespeare- người luôn cảm thấy gánh nặng về những sai lầm của mình.

  • Chính kịch

Chính kịch ra đời sau hài kịch và bi kịch. Nếu bi kịch dành cho giới quý tộc, hài kịch thuộc về tầng lớp bình dân và không thể trộn lẫn thì chính kịch lại là hình thức “Drama” gồm cả bi và hài.

Chính kịch không bị ràng buộc bởi nguyên tắc của 2 thể loại trên. Nó sử dụng linh hoạt cả 2 yếu tố để nâng cao hiệu suất và sự hấp dẫn của nội dung câu chuyện.

  • Hài kịch phóng đại (Farce)

Farce  là dạng Drama khiến khán giả cười với nội dung, tạo hình nhân vật,… hài hước một cách phóng đại hoặc vô lý. Bạn có thể nhận thấy thể loại phim này trong các tác phẩm như Waiting for Godot của Samuel Beckett và Airplane của Jim Abrahams.

  • Melodrama

Melodrama là một hình thức phóng đại của phim truyền hình. Melodrama mô tả về các nhân vật một chiều cổ điển như anh hùng, nữ anh hùng, nhân vật phản diện với những tình huống giật gân, lãng mạn hoặc nguy hiểm.

Đôi khi, Melodrama còn được gọi với cái tên “Tearjerkers”.

Bộ phim kinh điển về tình yêu trong chiến tranh “Cuốn theo chiều gió” được xây dựng dựa trên tiểu thuyết của Margaret Mitchell chính là ví dụ hàng đầu cho thể loại Melodrama.

  • Opera

Đây là thể loại đa năng khi phim được kết hợp với kịch. Trong Opera, các bạn có thể thấy đối thoại, âm nhạc, khiêu vũ,.. với nội dung đa dạng có thể là bi kịch, chính kịch hoặc hài kịch,… Vì các nhân vật thể hiện cảm xúc và ý định của mình thông qua các bài hát thay vì đối thoại, nên người biểu diễn được yêu cầu phải có cả kỹ năng diễn xuất và ca hát.

  • Docudrama (Drama tài liệu)

Đây là một thể loại tương đối mới, Docudrama là những bức chân dung ấn tượng về các sự kiện lịch sử hoặc các tình huống chân thật không có yếu tố hư cấu.

Những cách sử dụng Drama phổ biến khác

Những cách sử dụng Drama phổ biến khác

Khái niệm Drama hiện nay được sử dụng tương đối phổ biến, gần như nó đang được sử dụng như một từ tiếng Việt vay mượn. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những cụm từ với Drama được nhiều người sử dụng nhất.

  • Web Drama

Web Drama là những bộ phim giống với phim truyền hình được phát sóng trên TV. Tuy nhiên giống như tên gọi của mình, Web Drama được phát sóng trên Internet. Những bộ phim này thường có thời lượng ngắn hơn, ngân sách đầu tư thấp hơn và số tiền kiếm được cũng ít hơn.

Đối tượng mục tiêu cho các tập phim Web Drama là thiếu niên và người xem ở độ tuổi 20 đến 30.

  • SBS Drama Awards

SBS Drama Awards (Giải thưởng phim truyền hình SBS) một lễ trao giải hàng năm được tổ chức bởi Seoul Broadcasting System (SBS) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực phim truyền hình Hàn Quốc được phát sóng trên kênh SBS.

Lễ trao giải này thường được tổ chức vào ngày 31 tháng 12 mỗi năm. Giải thưởng cao nhất của SBS Drama Awards là “Giải Daesang” được trao cho nam/ nữ diễn viên xuất sắc nhất trong năm.

Ngoài ra, lễ trao giải này còn trao một số danh  hiệu khác như:

  • Giải Cống hiến
  • Giải SBS đặc biệt
  • Giải diễn xuất xuất sắc nhất
  • Giải diễn viên phụ xuất sắc nhất
  • Giải diễn xuất hàng đầu
  • Giải cho diễn viên chính
  • Giải Ấn tượng
  • …..

 

  • Drama Club

Drama Club có nghĩa là một câu lạc bộ về Drama tập hợp những người yêu thích hoạt động trong lĩnh vực này.

  • Drama cẩu huyết

Drama cẩu huyết là những vở kịch, bộ phim có nội dung lặp đi, lặp lại, nhàm chán và quá mức vô lý khiến người xem cảm thấy chán nản, mệt mỏi.

  • Drama Queen và Drama King

Drama Queen là nữ hoàng phim truyền hình, trong khi đó Drama King là ông hoàng phim truyền hình. Drama Queen và Drama King được sử dụng để chỉ những diễn viên xuất sắc trong thể loại phim Drama.

Bên cạnh nghĩa chính, Drama Queen và Drama King đôi khi cũng được sử dụng với ý nghĩa tương đối mỉa mai để chỉ những người (nam hoặc nữ) quá ảo tưởng. Những người này tự cho mình là trung tâm, tự xây dựng “kịch bản” cho cuộc đời mình, luôn chìm đắm vào những tình tiết mà chính mình tạo ra một cách vô thức hoặc có chủ ý.

Những đối tượng này thường thích đưa ra những chủ đề táo bạo, gây tranh cãi để khiến mình trở nên độc đáo và hấp dẫn với người khác. Họ có thể có nhiều fan thông qua những câu nói, hành vi gây shock trên mạng xã hội, nhưng lại ít bạn bè thực tế. Và thực sự, những người này thường “sống ảo”.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về khái niệm Drama. Hi vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ này.