Bạn đã từng nghe nói đến công việc Freelancer? Vậy bạn có thực sự hiểu Freelancer là gì hay không, công việc này có những thuận lợi và khó khăn gì? Làm thế nào để có thể kiếm tiền được từ công việc này?
Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên, hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này thông qua bài viết sau nhé!
Nội Dung Trong Bài Viết
Khái niệm Freelancer
Freelancer là thuật ngữ chỉ những người làm công việc tự do, không bị giới hạn về môi trường, thời gian cũng như quy cách làm việc.
Khác với nhân viên truyền thống, khi thuê Freelancer, các doanh nghiệp không cần trả cho họ các loại chi phí như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiện xã hội, bảo hiểm y tế hay trợ cấp thất nghiệp.
Những lĩnh vực có nhiều nhân viên Freelancer nhất là nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo, lập trình viên, luật sư, phiên dịch, marketing,…
Ưu điểm công việc Freelancer
Mặc dù Freelancer bao hàm cả “Free” nhưng các bạn đừng hiểu nhầm đây là công việc miễn phí nhé. Freelancer cũng sẽ làm các công việc theo yêu cầu và nhận mức lương phù hợp dựa trên thỏa thuận của họ với doanh nghiệp thuê họ. Nhưng như khái niệm nêu trên, người làm công việc Freelancer ngoài lương sẽ không được nhận các loại chi phí khác. Dẫu vậy, đây cũng là một công việc hấp dẫn với nhiều người vì những ưu điểm sau:
Có thể kiếm được rất nhiều tiền
Vì làm công việc hoàn toàn tự do và không bị gò bó về bất cứ điều gì, vì vậy, nếu bạn có đủ khả năng, bạn hoàn toàn có thể nhận làm vài dự án cũng một lúc. Một số người giỏi cũng có thể tự thành lập một team Freelancer cho riêng mình, nhờ đó có được thu nhập lớn hơn gấp bội.
Không bị gò bó về thời gian, địa điểm làm việc
Với tư cách là một Freelancer, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, miễn là hoàn thành công việc như đã trao đổi với người thuê nhân viên.
Không sợ sự kiểm soát từ bất cứ ai
Khi làm công việc tự do, bạn chỉ cần hoàn thành công việc như đã ký kết hợp đồng với khách hàng. Còn việc bạn làm như thế nào, làm ở đâu, làm vào thời điểm nào sẽ không có ai quản bạn. Nhìn chung, với tư cách là một Freelancer, bạn hoàn toàn tự kiểm soát vấn đề công việc, cũng như chịu trách nhiệm về các dự án mà bạn làm.
Nâng cao kỹ năng tốt hơn
Hầu hết những người làm công việc tự do đều có mong muốn rút gọn quá trình làm việc để tối ưu thời gian cũng như công sức một cách tốt nhất. Để làm được điều đó, chắc chắn bạn sẽ phải cải tiến kỹ năng, thủ thuật và phương pháp làm việc của mình để nhận được kết quả công việc như mong đợi.
Nhận được nhiều cơ hội hơn
Khi làm Freelancer, bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị khác nhau, được tiếp xúc với nhiều người và trải qua nhiều dự án; nhờ đó bạn sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, cơ hội gặp gỡ được những đối tác tiềm năng hơn.
Nhược điểm khi làm Freelancer
Mặc dù Freelancer mang lại rất nhiều cơ hội tuyệt vời cho chúng ta, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nó không có nhược điểm.
Khởi đầu khó khăn
Việc tìm kiếm cho mình một dự án không phải là một điều đơn giản, đặc biệt là đối với người mới. Khi mới bắt đầu công việc Freelancer, rất khó để bạn biết được rằng mình có thể làm được công việc gì, với mức lương ra sao, và tìm được công việc ở đâu.
Cạnh tranh lớn
Khi trở thành một Freelancer trong lĩnh vực phổ biến, bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với rất nhiều Freelancer ở khắp mọi nơi- những người có thể làm công việc giống như bạn với mức giá thấp hơn khá nhiều. Đó thực sự là một điều khó khăn, đặc biệt khi có những Freelancer sẵn sàng “phá giá” để nhận được công việc. Việc phá giá này không những khiến những Freelancer khác khó tìm được dự án phù hợp mà đồng thời nó còn khiến công việc trở lên mất giá trong mắt các đơn vị tuyển dụng.
Thu nhập không đều
So với nhân viên truyền thống, Freelancer kiếm tiền hoàn toàn dựa trên những dự án mà họ kiếm được. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là nếu không tìm được dự án, bạn sẽ không nhận được lương.
Làm thế nào để kiếm tiền với Freelancer?
Nếu bạn đang cố gắng tìm một công việc tự do, hãy tạo ra một bản lý lịch liệt kê kinh nghiệm cũng như thế mạnh cá nhân của bạn, bất kể nó khác biệt như thế nào. Tiếp đến hãy tìm kiếm danh sách công việc phù hợp với kỹ năng, thế mạnh cũng như sở thích của bạn và đừng quên tìm hiểu trước về mức lương mà bạn có thể nhận được từ công việc đó.
Phần 1: Chuẩn bị để trở thành một Freelancer
Trước khi trở thành một Freelancer đúng nghĩa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cần thiết để làm công việc này.
Bước 1: Suy ngẫm về khả năng của bạn
Cho dù bạn là nhà văn, nhiếp ảnh gia, nhà toán học, thiết kế web, chuyên gia tiếp thị, dù bạn làm ở bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào đi chăng nữa thì ngoài kia vẫn có thể có những công việc dành cho bạn. Bạn thích làm gì? Thế mạnh của bạn là gì? Hãy tạo ra một danh sách với tất cả những điều mà bạn nghĩ bạn có thể làm để kiếm tiền.
Đừng ngần ngại viết ra bất kỳ kỹ năng hay đam mê nào của bạn. Hãy liệt kê mọi thứ mà bạn nghĩ rằng bạn giỏi, bất kể nó không phải thứ công việc tự do mà bạn đã từng được nghe đến. Đừng bao giờ giới hạn bản thân trước khi bạn bắt đầu.
Bước 2: Xem xét thị trường công việc
Mặc dù hầu hết các kỹ năng đều có khả năng giúp bạn tìm được một công việc phù hợp, tuy nhiên, tôi chắc rằng bạn cũng sẽ muốn xem xét sớm về những công việc cần những kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể. Nếu bạn muốn tìm một công việc tự do cho toàn bộ thời gian mà mình có, chắc hẳn bạn sẽ muốn chọn một công việc có thể kiếm được nhiều tiền từ nó. Để làm được điều này, bạn nên tiến hành tìm hiểu thêm vào thị trường công việc.
Bước 3: Chuẩn bị các công cụ làm việc cần thiết
Trước khi bắt đầu bất cứ công việc tự do nào, bạn cần chuẩn bị đầu đủ những công cụ trợ giúp cho công việc tương lai của mình. Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn làm những công việc viết lách tự do, hãy đảm bảo bạn có một chiếc máy tính đáng tin cậy và có kết nối Internet. Trong khi đó, nếu bạn muốn làm nhiếp ảnh gia, hãy chắc chắn rằng bạn đã có một chiếc máy ảnh đủ tốt. Và nếu bạn đang phấn đấu trở thành một nhà thống kê tự do, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ các phần mềm cần thiết được sử dụng trong lĩnh vực này. Đừng hy vọng mình được thuê nếu bạn không có đủ công cụ để có thể làm việc ngay lập tức.
Bạn cần sẵn sàng đầu tư trước khi muốn kiếm được tiền.
Bước 4: Tạo kế hoạch
Trước khi làm một công việc tự do, bạn cần tìm ra một tỷ lệ lương mà bạn nhận được hợp lý theo giờ. Đối thủ cạnh tranh của bạn tính phí như thế nào? Hãy nhớ rằng, khi bạn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn, hãy tăng mức lương mà bạn có thể nhận được.
Đồng thời, bạn cũng cần đưa ra quyết định số giờ bạn muốn (hoặc cần) để làm việc. Tất nhiên, một khi bạn là một freelancer, chắc chắn bạn sẽ muốn công việc mình làm hoàn thành càng nhanh càng tốt và có thể bạn cũng muốn nhận nhiều dự án trong cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, xây dựng một kế hoạch cụ thể về thời gian làm việc cũng như mức lương bạn xứng đáng được hưởng sẽ đảm bảo bạn không bị căng thẳng về tiền bạc cũng như thời gian khi bạn bắt đầu công việc mới.
Bước 5: Tìm một người cố vấn
Cách tốt nhất để tìm hiểu về một công việc mới là nói chuyện với một người đã từng làm trong lĩnh vực đó một thời gian. Bạn có thể tìm được người cố vấn bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể hỏi gia đình, bạn bè, giáo viên, đồng nghiệp,… Bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua các trang mạng xã hội- nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy một ai đó cũng đang làm công việc tự do. Hãy luôn nhớ rằng:
– Một người cố vấn có thể giúp bạn xác định được tỷ lệ thành công khi tìm việc làm tự do của bạn, cung cấp cho bạn một gợi ý tốt để bắt đầu công việc. Thậm chí họ cũng có thể giới thiệu bạn với một nơi cần nhân sự như bạn.
– Bạn cần cho người cố vấn hiểu được nỗ lực của bạn bằng cách tìm hiểu thông tin trước khi liên hệ với họ.
– Những người cố vấn đang giúp bạn, vì vậy đừng quên bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng họ. Hãy làm việc chăm chỉ để họ thấy rằng bạn là một người có tài.
Phần 2: “Bán” bản thân bạn
Khi làm việc như một Freelancer, sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán ra chính là kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân mình. Điều đó có nghĩa là thay vì bạn xây dựng nên danh tiếng cho một sản phẩm, bạn cần phải xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình để từ đó cho khách hàng của bạn nhìn thấy được lợi ích khi họ thuê bạn làm việc. Vậy làm thế nào để bạn có thể “bán” được chính mình?
Bước 6: Phát triển thương hiệu cá nhân của bạn
Bạn nên hiểu được rằng, là một freelancer, bạn đang tự tạo dựng doanh nghiệp cho riêng mình vì vậy đừng quên xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Hãy nghĩ về những gì khiến bạn khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Bạn có dí dỏm không? Công việc của bạn hiệu quả như thế nào? Bất cứ điều gì mà bạn cho rằng bạn tốt hơn đối thủ, bạn đều có thể lợi dụng chúng để xây dựng danh tiếng riêng cho mình.
Đừng quên, thương hiệu cá nhân của bạn phải rõ ràng trên lý lịch, danh thiếp, và thông tin liên lạc của bạn với khách hàng tiềm năng của bạn.
Bước 7: Chấp nhận cơ hội
Khi bạn lần đầu tiên bắt đầu công việc như một freelancer, có thể bạn sẽ không làm những công việc như trước đây mình đã làm. Vì vậy để xây dựng thương hiệu và danh tiếng cho mình, khi bắt đầu bạn nên tình nguyện làm những công việc có mức phí vừa phải, thậm chí miễn phí nếu cần thiết. Những công việc ban đầu này chính là cách để bạn có được kinh nghiệm quý báu trong nghề.
Bước 8: Quảng bá chính bản thân mình
Bạn có thể tạo một trang web, một blog, một Facebook cá nhân, Instagram, hay bất cứ một điều gì khác- những thứ càng tiếp cận được với nhiều người càng tốt. Khi bạn đăng ký công việc và gửi các bản lý lịch của mình, bạn có thể thêm các liên kết vào những nền tảng truyền thông khác nhau để người tuyển dụng hiểu được bạn là ai và công việc trước đó của bạn như thế nào.
Bước 9: Nỗ lực vì công việc
Trong thế giới của những công việc tự do, người thuê sẽ trả tiền để tìm được người làm việc tháo vát, quyết tâm và có khả năng nhất. Vì vậy, đừng quên nỗ lực hết mình cho dù công việc mà bạn nhận có mức lương như thế nào đi chăng nữa.
Phần 3: Đưa kiến thức, kỹ năng vào công việc
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, công cụ làm việc,… hãy bắt tay vào công việc như một Freelancer chân chính. Ban đầu có thể sẽ rất khó khăn, nhưng đừng quá lo lắng, sự nỗ lực của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Bước 10: Tìm dự án đầu tiên của bạn
Khi bạn đang cố gắng để tìm cho mình một khách hàng đầu tiên, nó có thể khá khó khăn, nhưng đừng nản chí. Có thể mất thời gian khá dài để có được một khách hàng tốt. Trong thời điểm này, hãy sáng tạo trong việc tìm kiếm khách hàng, và cởi mở với tất cả các loại dự án, bởi vì bạn đang làm việc để xây dựng thương hiệu ban đầu cho mình. Đó cũng là cách để bạn thu về kinh nghiệm và tạo cơ hội để có được một dự án với mức lương cao hơn cho sau này. Hãy liên hệ với nhà tuyển dụng và giải thích cách làm việc của bạn có thể mang lại lợi ích như thế nào với họ. Bạn cũng có thể gửi đơn xin ứng tuyển của mình với những công ty mà bạn ngưỡng mộ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng tin tìm công việc trên các website, diễn đàn và các trang tuyển dụng trên Facebook- bạn có thể tìm được những công việc khá tốt nơi này.
Bước 11: Hiểu giá trị của các công việc nhỏ
Khi bạn bắt đầu sự nghiệp freelancer của mình, những công việc nhỏ với mức lương thấp hơn có thể chính là cơ hội tốt nhất cho bạn. Tất nhiên, nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn có quyền lựa chọn những công việc với mức thu nhập cao hơn rất nhiều.
Nhưng nếu bạn chỉ là một người mới, hãy gửi cho người tuyển dụng một đơn xin việc và thể hiện sự quan tâm của bạn một cách chân thành dù công việc có nhỏ đến mức nào. Bằng cách hoàn thành những dự án đầu tiên của mình, bạn có thể thu thập được nhưng thông tin quan trọng từ đó tiến hành so sánh để tìm ra hướng đi tương lai cho mình.
Bước 12: Làm việc cho chính bản thân bạn
Khi là một freelancer, có thể có những giai đoạn bạn sẽ không có dự án. Thời gian nghỉ ngơi đó có thể giúp bạn thoải mái thư giãn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn nản lòng. Dẫu vậy, đây lại chính là lúc để bạn thể hiện cũng như tìm hiểu về thế mạnh của mình. Bạn có thể tham gia làm bất cứ công việc gì miễn là bạn thích- đó cũng là cách để bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.
Bước 13: Chấp nhận những lời chỉ trích một cách duyên dáng
Freelancer thường làm việc cho nhiều đơn vị khác nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải liên tục điều chỉnh thái độ, phong cách làm việc của mình để phù hợp với những yêu cầu công việc mới. Trong quá trình đó, có thể bạn sẽ gặp một vài rắc rối khi thể hiện thái độ không phù hợp. Khi người tuyển dụng cung cấp cho bạn những phản hồi, hãy nhận lời nhận xét đó một cách thật chân thành và đừng quên cảm ơn họ vì họ đã cho bạn ý kiến. Đó là cách tốt nhất để bạn xây dựng một hình tượng tốt trong lòng khách hàng của mình.
Bước 14: Duy trì các mối liên hệ
Khi bạn tự làm chủ công việc của mình, duy trì các mối quan hệ công việc là điều vô cùng cần thiết và giúp bạn thành công. Có thể bạn đã hoàn thành dự án của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là tương lai bạn không cần hợp tác với đơn vị đó. Hãy giữ một mối quan hệ làm việc tốt, nó tạo cho bạn nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Với 14 bước này, các bạn sẽ có thể tìm được một công việc như ý, phù hợp với khả năng, cũng như sở thích của bạn. Và nếu bạn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ có thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về Freelancer cùng cách để bạn có thể kiếm tiền với công việc này. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn trở thành một Freelancer thành công!