Trầm cảm, còn được gọi là rối loạn trầm cảm chính hoặc trầm cảm lâm sàng, là một rối loạn tâm trạng phổ biến và nghiêm trọng. Những người bị trầm cảm trải qua những cảm giác dai dẳng về nỗi buồn, sự tuyệt vọng và mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng thích.
Nội Dung Trong Bài Viết
Triệu chứng và chẩn đoán trầm cảm theo DSM-5
DSM-5 vạch ra tiêu chuẩn sau để chẩn đoán trầm cảm. Cá nhân phải trải qua năm hoặc nhiều hơn 5 triệu chứng trong suốt 2 tuần và ít nhất một trong các triệu chứng phải là (1) tâm trạng chán nản hoặc (2) mất hứng thú hoặc niềm vui.
- Tâm trạng chán nản, gần như mỗi ngày.
- Giảm niềm vui và sự hứng thú với tất cả, hoặc gần như tất cả các hoạt động, gần như mỗi ngày.
- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân, tăng sự thèm ăn gần như mỗi ngày.
- Suy nghĩ chậm chạp và giảm chuyển động vật lý (có thể quan sát được bởi người khác, không chỉ là cảm giác chủ quan của bản thân)
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như mỗi ngày.
- Cảm giác vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp gần như mỗi ngày.
- Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc thiếu quyết đoán, gần như mỗi ngày.
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự sát tái diễn mà không có một kế hoạch cụ thể, hoặc nỗ lực tự tử hoặc lập kế hoạch cụ thể để tự sát.
Để nhận được chẩn đoán trầm cảm, các triệu chứng này phải gây ra sự suy yếu hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng ở các lĩnh vực cụ thể bao gồm: hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác. Các triệu chứng này cũng cần được loại trừ khả năng là hậu quả của việc lạm dụng chất kích thích hoặc tình trạng bệnh lý khác.
Triệu chứng trầm cảm thể chất
Ngoài những vấn đề cảm xúc, tình cảm; trầm cảm cũng có thể gây ra các triệu chứng thể chất như đau đầu hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Mệt mỏi hoặc mức năng lượng thấp
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều có mức năng lượng thấp hơn và có thể cảm thấy chậm chạp vào buổi sáng, lúc này chúng ta chỉ hy vọng sẽ được trên giường và xem phim thay vì đi làm.
Hầu hết chúng ta đều tin rằng, mệt mỏi là do làm việc quá sức, nhưng trầm cảm cũng có thể gây mệt mỏi. Tuy nhiên, không giống như mệt mỏi hàng ngày, mệt mỏi liên quan đến trầm cảm cũng có thể gây ra vấn đề về mức độ, cảm giác khó chịu và sự thờ ơ.
Tiến sĩ Maurizio Fava, Giám đốc Chương trình nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts Boston, chỉ ra rằng những người bị trầm cảm thường trải qua giấc ngủ không ổn định, có nghĩa là họ cảm thấy chậm chạp ngay cả sau khi nghỉ ngơi trọn một đêm.
Tuy nhiên, do nhiều bệnh lý, chẳng hạn như nhiễm trùng và vi-rút, cũng có thể gây mệt mỏi. Vì vậy việc xác định liệu sự kiệt sức có liên quan đến trầm cảm hay không là một điều khó khăn.
Giảm khả năng chịu đau
Có bao giờ bạn cảm thấy như dây thần kinh của bạn đang cháy nhưng lại không thể tìm thấy lý do? Đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy mối tương quan giữa những người bị trầm cảm và giảm sự chịu đựng đau đớn, trong khi một nghiên cứu khác trong năm 2010 cho thấy cơn đau có tác động lớn hơn đối với những người bị trầm cảm.
Hai triệu chứng này không có mối quan hệ nhân quả rõ ràng, nhưng điều quan trọng là phải liên kết chúng lại với nhau, đặc biệt nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể không chỉ giúp làm giảm trầm cảm, mà còn có thể giảm đau.
Đau lưng hoặc đau cơ bắp khắp nơi
Bạn có thể cảm thấy ổn vào buổi sáng, nhưng một khi bạn đang làm việc hoặc ngồi ở bàn học, lưng bạn bắt đầu đau. Đó có thể là căng thẳng, cũng có thể là trầm cảm. Mặc dù chúng thường liên quan đến tư thế hoặc thương tật, nhưng đau lưng cũng có thể là triệu chứng của các rối loạn tinh thần.
Một nghiên cứu năm 2017 được tiến hành trên 1.013 sinh viên đại học Canada đã tìm thấy một mối liên hệ trực tiếp giữa trầm cảm và đau lưng.
Các nhà tâm lý học và tâm thần học từ lâu đã tin rằng các vấn đề về cảm xúc có thể gây đau nhức kinh niên, nhưng các đánh giá cụ thể vẫn đang được nghiên cứu, chẳng hạn như mối liên hệ giữa trầm cảm và phản ứng viêm của cơ thể.
Các nghiên cứu mới hơn cho thấy rằng tình trạng viêm trong cơ thể có thể có liên quan đến các mạch thần kinh trong não của chúng ta. Người ta nghĩ rằng viêm có thể làm gián đoạn tín hiệu não, và do đó có thể có một vai trò trong trầm cảm và cách chúng ta đối xử với nó.
Nhức đầu
Hầu hết mọi người đều bị đau đầu không thường xuyên. Chúng quá phổ biến đến nỗi chúng ta coi đó là vấn đề không nghiêm trọng. Những tình huống làm việc căng thẳng, như xung đột với một đồng nghiệp, cũng có thể gây ra những cơn đau đầu.
Tuy nhiên, chứng nhức đầu của bạn có thể không phải lúc nào cũng là do sự căng thẳng, đặc biệt là nếu bạn đã dung thứ cho đồng nghiệp của mình trong quá khứ. Nếu bạn nhận thấy mình bị nhức đầu hàng ngày, nó có thể là một dấu hiệu của trầm cảm.
Không giống như đau đầu, đau nửa đầu gây đau đầu, đau đầu liên quan đến trầm cảm không nhất định làm giảm chức năng của một người. Triệu chứng này được Quỹ Nhức đầu Quốc gia Mỹ miêu tả là “nhức đầu căng thẳng”, người bệnh gặp vấn đề này có thể cảm thấy giống như cảm giác nhói nhẹ, đặc biệt là xung quanh lông mày.
Những cơn đau đầu này có thể được giảm bớt khi dùng thuốc giảm đau không kê toa, nhưng chúng thường tái xuất hiện thường xuyên. Đôi khi nhức đầu căng thẳng mãn tính có thể là triệu chứng của rối loạn trầm cảm lớn.
Tuy nhiên, nhức đầu không phải là dấu hiệu duy nhất cho một vấn đề về tâm lý. Những người bị trầm cảm thường gặp các triệu chứng khác như buồn bã, cảm giác khó chịu và giảm năng lượng.
Vấn đề về mắt hoặc giảm thị lực
Một nghiên cứu năm 2010 ở Đức cho thấy rằng mối quan tâm về sức khỏe tâm thần này thực sự có thể ảnh hưởng đến thị lực của một người.
Trong nghiên cứu được tiến hành trên 80 người, người ta nhận thấy các cá nhân bị trầm cảm gặp khó khăn khi nhận biết màu đen và trắng. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “nhận thức tương phản”, điều này có thể giải thích tại sao trầm cảm có thể làm cho thế giới trông mơ hồ.
Đau dạ dày hoặc khó chịu ở vùng bụng
Đau dạ dày là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của trầm cảm. Tuy nhiên, khi bụng của bạn bắt đầu co thắt, nhiều người nhận định nó là dấu hiệu của các vấn đề khác như bệnh bao tử, đau do kinh nguyệt.
Cơn đau trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi căng thẳng xuất hiện, có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu trường Y Harvard cho rằng sự khó chịu dạ dày như co thắt, đầy bụng và buồn nôn có thể là dấu hiệu của sức khỏe tâm thần kém.
Các bác sĩ và các nhà khoa học đôi khi gọi ruột là “bộ não thứ hai”, bởi vì họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và sức khỏe tâm thần. Dạ dày của chúng ta chứa đầy vi khuẩn tốt và nếu có sự mất cân đối về vi khuẩn tốt, các triệu chứng lo lắng và trầm cảm có thể phát sinh.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và dùng chế phẩm sinh học có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của một người, điều này có thể làm tăng tâm trạng, nhưng cần nghiên cứu thêm.
Các vấn đề tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa, như táo bón và tiêu chảy có thể gây lúng túng và khó chịu. Điều này thường xuất hiện do ngộ độc thực phẩm, vì thế thật dễ dàng để cho rằng sự khó chịu của đường ruột bắt nguồn từ một căn bệnh lý.
Nhưng những cảm xúc như nỗi buồn, lo lắng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy mối liên hệ giữa lo âu, trầm cảm và đau dạ dày.
Đau là một cách khác mà bộ não của bạn giao tiếp. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nhận diện và nói về những cảm xúc đau buồn, như buồn bã, tức giận và xấu hổ, điều này có thể làm cho cảm xúc biểu lộ khác nhau trong cơ thể.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng thể chất nào trong một khoảng thời gian dài, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chăm sóc chính hoặc chuyên viên điều dưỡng của bạn.
Trầm cảm có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như di truyền, tiếp xúc với stress, ký ức tiêu cực về thời thơ ấu hoặc chấn thương và hóa học não. Những người bị trầm cảm thường cần sự giúp đỡ chuyên môn, như trị liệu tâm lý và thuốc men, để hồi phục hoàn toàn.