Api là gì? Một số ví dụ cụ thể về Api

Khi bạn đọc các tin tức về công nghệ, chắn hẳn có ít nhất một lần bạn đã bắt gặp thuật ngữ API. Vậy liệu bạn đã biết API là gì chưa? Nếu chưa, những thông tin trong bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.

API là gì?

API là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Application Programming Interface” có nghĩa là Giao diện lập trình ứng dụng. API là một phần mềm trung gian cho phép 2 ứng dụng có thể giao tiếp với nhau. Mỗi khi bạn sử dụng các ứng dụng trên điện thoại/ ipad/… chẳng hạn như Zalo, Facebook, ứng dụng tin nhắn hoặc ứng dụng tìm kiếm đường phố thì đều có nghĩa là bạn đang dùng API.

Khi bạn sử dụng ứng dụng bất kỳ trên các thiết bị điện tử (điện thoại, ipad,…), ứng dụng này sẽ kết nối với Internet, từ đó gửi các dữ liệu đến máy chủ. Tiếp đến, máy chủ sẽ truy xuất dữ liệu, diễn giải dữ liệu và thực hiện những công việc cần thiết để trả kết quả về cho máy điện thoại của bạn. Cuối cùng, ứng dụng mà bạn đang dùng sẽ diễn giải những dữ liệu và cho bạn những thông tin mà bạn muốn. Tất nhiên những thông tin này sẽ được diễn giải theo cách mà con người có thể hiểu được. Đây chính là một API, tất cả những điều đã diễn ra thông qua API.

định nghĩa api

API Java

Java API gồm một tập hợp các thành tố có sẵn cho bất kỳ ai đã cài đặt ứng dụng này. Một trong những thành tố cơ bản được sử dụng trong ứng dụng Java là “Danh sách”- giúp bạn theo dõi danh sách các mục.

Java API giúp bạn hiểu những gì bạn có thể làm với một danh sách: thêm mục, sắp xếp danh sách, xác định xem một mục có nằm trong danh sách không,… Để sắp xếp danh sách, bạn chỉ cần chọn cách mà bạn muốn danh sách được sắp xếp, chẳng hạn: sắp xếp theo bảng chữ cái, sắp xếp giảm dần về số lượng,….

API Twitter

Không giống như API Java, API Twitter được truy cập bằng cách đưa ra yêu cầu qua Internet cho các dịch vụ mà Twitter lưu trữ. Với một API dựa trên web như của Twitter, ứng dụng của bạn gửi một yêu cầu HTTP, giống như một trình duyệt web, Nhưng thay vì phản hồi dưới dạng website, kết quả trả về ở định dạng mà các ứng dụng có thể dễ dàng phân tích cú pháp giúp con người có thể dễ dàng hiểu được điều mà chúng đề cập đến.

Các định dạng khác nhau tồn tại vì mục đích này và Twitter sử dụng một định dạng phổ biến và dễ sử dụng được gọi là JSON.

Một trong những yếu tố cơ bản trong Twitter là một tweet. API Twitter cho bạn biết bạn có thể làm gì với tweet: tìm kiếm tweet, tạo tweet, yêu thích tweet. Tất nhiên, nó cũng cho bạn biết cách để làm điều này. Để tìm kiếm các tweet, bạn chỉ cần đưa ra tiêu chí tìm kiếm của mình: thuật ngữ, sử dụng hashtag, ngôn ngữ,….

2 ví dụ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm API

khái niệm API

Khái niệm API trên có thể sẽ khá khó hiểu với những người không làm trong lĩnh vực phần mềm. Những ví dụ sau có thể sẽ hữu ích với bạn.

  • Ví dụ thứ nhất về API

Hãy tưởng tượng, bạn đang ngồi ở một cái bàn tại một quán ăn với một thực đơn đơn hàng. Nhà bếp chính là 1 phần nằm trong “hệ thống” phục vụ đơn hàng của bạn. Điều còn thiếu là một công cụ giúp bạn liên hệ với nhà bếp để nói về món ăn mà bạn cần và công cụ này cũng giúp chuyển thức ăn từ nhà bếp đến bàn ăn của bạn. Công cụ cụ này chính là API, trong trường hợp của chúng ta- API chính là người phục vụ.

Những người làm công việc phục vụ nhận yêu cầu từ khách hàng và mang đơn đặt hàng của bạn chuyển vào nhà bếp để yêu cầu đầu bếp làm những món ăn được yêu cầu. Khi món ăn được hoàn thành, phục vụ sẽ mang thức ăn chuyển ra cho khách hàng sử dụng. Ví dụ này rất dễ hiểu phải không và nó giúp bạn hiểu được thực sự thì API là gì.

  • Ví dụ thứ hai về API

Có thể bạn cũng quen với việc tìm kiếm những chuyến bay thông qua website. Tương tự như khi đi ăn ở nhà hàng, đặt các chuyến bay qua mạng cho bạn nhiều tùy chọn hơn bao gồm những địa điểm khác biệt, ngày chuyến bay khởi hành cùng vị trí mà bạn ngồi. Hãy cùng tưởng tượng rằng, bạn muốn đặt một chuyến bay trên website của một hãng hàng không. Bạn đã chọn thành phố bạn cần đến và ngày mà bạn khởi hành cũng khoang mà bạn muốn ngồi,…

Trong trường hợp này, API chính là giao diện, nó tương tự như người phục vụ. API nhận yêu cầu của khách, chuyển tới máy chủ để máy chủ lọc những dữ liệu liên quan nhất và trả lại kết quả gần với những điều mà bạn yêu cầu.

Những điều cần biết về API

Có một số thông tin quan trọng mà bạn cần biết để có thể thực sự hiểu được API là gì. Cụ thể như sau:

  • Tên của API

Một điều cần lưu ý là tên của một số API thường được sử dụng để chỉ cả đặc điểm kỹ thuật của các tương tác lẫn thành phần phần mềm thực tế mà bạn tương tác. Ví dụ như cụm từ “API Twitter”, nó không chỉ đề cập đến cách mà bạn tương tác với Twitter mà nó còn đề cập đến điều mà bạn tương tác, Chẳng hạn: “ Chúng tôi đang phân tích các tweet mà chúng tôi nhận được từ API Twitter”.

  • Thiết kế API

Thiết kế API là quá trình mà một API được xây dựng. Giống như quá trình xây dựng các ứng dụng khác, mỗi ý tưởng thiết kế API khác nhau sẽ cho API có chất lượng khác nhau. Các API được thiết kế tốt nên có cách làm việc nhất quán, điều đó giúp hiệu suất làm việc của chúng tăng nhanh, Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên xây dựng những API làm việc dựa trên bối cảnh cũng như nhu cầu của người dùng.

  • Lớp bảo mật đến từ API

Điện thoại của chúng sẽ không bao giờ nhận được tất cả những dữ liệu có trên máy chủ; ngược lại, máy chủ cũng không thể nào tiếp cận được toàn bộ các dữ liệu nằm trong máy điện thoại của bạn.

Nhìn chung, các thiết bị điện tử chỉ có thể tiếp cận với lượng dữ liệu hạn chế và máy chủ chỉ chia sẻ các gói dữ liệu cần thiết, tương tự như cách mà bạn đặt hàng. Bạn chỉ nói với người bán hàng về cái mà bạn muốn muốn và tất nhiên, người bán hàng cũng chỉ gửi đến bạn mặt hàng mà bạn mong muốn.

Ngày nay, API được đánh giá rất cao, nó vô cùng giá trị và chiếm 1 phần doanh thu rất lớn của nhiều công ty. Các đơn vị lớn như eBay, Google, Amazon, Salesforce.com và Expedia- những doanh nghiệp lớn này chỉ là 1 vài trong số rất nhiều công ty kiếm tiền từ API.

tìm hiểu về api

  • API trong thời điểm hiện tại

Trong nhiều năm, thuật ngữ API được sử dụng để mô tả về bất kỳ loại giao diện kết nối chung của ứng dụng. Nhưng trong những năm gần đây, các API đã chứng tỏ được giá trị của mình thông qua những đặc điểm như:

– API tuân thủ những tiêu chuẩn (đa số là REST và HTTP), chúng thân thiện với những đơn vị phát triển ứng dụng, giúp người dùng dễ tiếp cận hơn.

– Thay vì hiển thị như những đoạn mã, API được phát triển như một sản phẩm thực tế. Nó được thiết kế tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu cho từng đối tượng khác nhau. Qua thời gian, API cũng được thay đổi để phù hợp với mong đợi của người dùng.

– API đã được xây dựng và chuẩn hóa tốt hơn, từ đó đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng. Đồng thời, API ngày nay cũng cho hiệu suất làm việc vô cùng tuyệt vời.

– Giống như tất cả những phần mềm khác, ngày nay, API cũng được phát triển theo từng giai đoạn bao gồm thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, quản lý và ra mắt phiên bản chính thức.

Nhìn chung, API có vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với các doanh nghiệp mà với cả người sử dụng internet vì một API chất lượng có khả năng nâng tầm chất lượng ứng dụng và dịch vụ của các phần mềm.