Nguyên nhân và cách ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng thai kỳ phổ biến. Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất. Vậy tại sao bà bầu thường bị chóng mặt khi mang thai? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu, cụ thể như sau:

Hormone thay đổi dẫn đến huyết áp thấp

Nguyên nhân chính gây chóng mặt trong thai kỳ là do hormone tăng cao khiến mạch máu của bà bầu thư giãn và mở rộng. Điều này giúp tăng lưu lượng máu đến thai nhi, nhưng lại làm chậm sự quay trở lại của máu trong tĩnh mạch cho bạn. Điều này khiến huyết áp của bạn thấp hơn bình thường, có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và gây chóng mặt tạm thời.

Tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có thể bị chóng mặt do bệnh tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu xuống quá thấp. Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi hormone ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể.

Chóng mặt, đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu là các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ. Để giảm chóng mặt, bạn cần ăn một bữa ăn nhẹ chẳng hạn như một chút trái cây hoặc vài miếng kẹo ngọt là được.

Chứng nôn nghén

Chóng mặt có thể xảy ra nếu bạn cực kỳ buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ. Điều này thường xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ vì mức độ hormone của bạn đang thay đổi nhanh chóng.

Nếu quá buồn nôn, bà bầu có thể không thể ăn hoặc uống, dẫn đến giảm cân và chóng mặt.

Thai ngoài tử cung

Chóng mặt cũng có thể do bạn đang mang thai ngoài tử cung. Điều này xảy ra khi trứng được thụ tinh thay vì cấy vào niêm mạc tử cung lại cấy vào các khu vực khác. Hầu như tất cả các lần mang thai ngoài tử cung xảy ra trong ống dẫn trứng. 

Khi tình trạng này xảy ra, mẹ bầu có thể bị chóng mặt cùng như đau ở bụng và chảy máu âm đạo.

Thiếu máu

Bạn có thể bị giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh từ khi mang thai, gây thiếu máu. Điều này xảy ra khi bạn không có đủ sắt và axit folic trong cơ thể.

Ngoài chóng mặt, thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao hoặc cảm thấy khó thở.

Không chỉ trong 3 tháng đầu mang thai, bạn có thể bị thiếu máu bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Cách ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Tránh đứng trong thời gian dài. Nếu bạn phải đứng lâu, hãy cố gắng di chuyển nhiều thay vì đứng im một chỗ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Ngồi dậy từ từ nếu bạn đang ngồi hoặc nằm. Đừng đứng dậy một cách đột ngột.
  • Ăn thường xuyên. Bà bầu nên ăn 5 đến 6 lần mỗi ngày với lượng thức ăn nhỏ. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng chóng mặt mà còn giúp bà bầu tránh bị đầy bụng, ợ hơi.
  • Tránh tắm nước quá nóng.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái để máu lưu thông tốt hơn.

Nếu tự nhiên cảm thấy chóng mặt, mẹ hãy ngồi xuống nơi có điểm tựa vững chắc để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, tránh bị ngã quỵ. Sau đó nới lỏng quần áo và hít thở thật sâu, thật chậm để điều hòa khí huyết của cơ thể.

Làm thế nào để không chóng mặt khi mang thai?

Để khắc phục tình trạng chóng mặt khi mang thai, ngay từ khi mang thai, mẹ nên cố gắng bồi bổ sức khỏe. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai bằng chế độ ăn hợp lý. Nếu cần thiết, mẹ nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, sắt và canxi. Tuy nhiên, mẹ đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Ngoài ra, phụ nữ có thai cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm những công việc nặng nhọc. Đồng thời, hãy cố gắng tập thể dục đều đặn với cường độ hợp lý để cơ thể thêm dẻo dai.

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng thường gặp. Nhưng mẹ đừng vì thế mà lơ là, thiếu cảnh giác. Nếu nhận thấy triệu chứng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh kịp thời nhé!