Dùng chung bát đũa có bị lây nhiễm các bệnh về dạ dày không?

Trên phương diện lâm sàng,  trên 90% người bị loét tá tràng, khoảng 80% người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và khó tiêu đều do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn là một trong những  tác nhận chủ yếu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại một thời gian dài trong nước bọt và phân của con người, trong đó con đường lây nhiễm chủ yếu là do ăn uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng và hôn nhau. Do vậy, nếu có người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn Hp, thì tất cả các thành viên còn lại trong gia đình nên chú ý phòng ngừa bị lây nhiễm.

Các thành viên trong gia đình nên tập thói quen sử dụng bát đũa riêng hoặc tự mình rửa sạch sau khi ăn, khi lấy thức ăn nên sử dụng một đôi đũa chung, định kỳ khử trùng bát đĩa. Nếu dùng đũa gố , thì nên 3 tháng thay đũa một lần. Một khi phát hiện mình bị nhiễm khuẩn Hp, thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để được tư vấn có nên dùng thuốc để điều trị không.