Phát hiện đường huyết tăng nhẹ nhưng chưa đến mức bị tiểu đường, như vậy có phải là đã mắc bệnh tiểu đường không ? có cần phải chữa trị không ?
Đường huyết tăng nhẹ tất nhiên cần phải cảnh giác cao độ, khi cần phải uống thuốc nếu không uống thuốc thì tiền ẩn nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Đường huyết tăng nhẹ, nếu cao hơn 6,1 mmol/l và nhỏ hơn 7,8 mmol/l, rốt cuộc có phải là đã mắc bệnh tiểu đường không ? Đường huyết cao hay thấp có liên quan đến nhiều nhân tố, trong một lần ngẫu nhiên do đường huyết nếu thấy tăng nhẹ, có thể là do cơ thể đang phản ứng với môi trường đặc biệt hoặc một tình trạng đặc biệt nào đó, không nên vội vàng phán đoán là mắc bệnh tiểu đường, mà cần chọn thời gian để đến bệnh viện kiểm tra đường huyết vài lần nữa. Ngoài ra, một khi kiểm tra lại mà đường huyết vẫn tăng, thì cần phải tiến hành xét nghiệm dung nạp đường huyết, nếu đường huyết vẫn tăng nhưng chưa đạt đến mức 7 mmol/l, thì cần phải đề phòng “ dung nạp đường huyết bất thường”.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, giới hạn bình thường của đường huyết khi đói bụng là 3,9 – 6,1 mmol/l, giới hạn bình thường của đường huyết sau khi ăn 2 giờ đồng hồ là 6,1 – 7,8 mmol/l. Cho nên, người có chỉ số đường huyết vượt qua khỏi giới hạn trên thì cơ chế điều tiết đường huyết trong cơ thể đã xuất hiện sự rối loạn. Có người cho rằng, khi bụng đói chỉ số đường huyết không vượt quá 7 mmol/l, sau khi ăn 2 giờ đồng hồ thì đường huyết không vượt quá 11,1 mmol/l, cũng không thể xem là bị tiểu đường, không cần phải uống thuốc hạ đường huyết. Mọi người đều biết, giới hạn bình thường của đường huyết là dựa trên kết quả khảo sát của số đông người có sức khỏe bình thường mà đưa ra, thì có thể làm tổn thương đến thành mao mạch, thần kinh ngoại biên, các cơ quan khác, đường huyết tăng cao còn sản sinh độc tố đối với tế bào B tiết insulin bị suy thoái dần, làm giảm tiết insulin, đường huyết tăng, rất nhanh chóng dẫn đến bệnh tiểu đường nghiêm trọng.
Cho nên, một khi phát hiện đường huyết vượt qua ngưỡng giới hạn, thì cần phải kiêng cữ ăn uống một cách nghiêm ngặt, nếu không thể trở về mức bình thường, thì cần phải tích cực thực hiện liệu pháp can thiệp, tức là dùng các loại thuốc có liên quan để chữa trị, để trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát tác của bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng.