Bạn bị ho khi mang thai 3 tháng đầu? Bạn cảm thấy lo lắng không biết ho có nguy hiểm gì đối với thai nhi hay không? Bạn muốn tìm kiếm một vài biện pháp giúp ngăn chặn cơn ho khi mang thai mà không cần uống thuốc? Bà bầu bị ho nên và không nên ăn gì?
Bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn!
Nội Dung Trong Bài Viết
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khi mang thai 3 tháng đầu
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Stanford đã nhận thấy phụ nữ mang thai có khả năng bị ho nhiều hơn do sự suy giảm hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là khi mang thai, phụ nữ dễ bị nhiễm virus dẫn đến ho và cảm lạnh.
Ngoài ra, việc tăng tiết màng nhầy cũng khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho kể cả ho khan và ho có đờm.
Ho là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho là một dấu hiệu thường xảy ra trong thai kỳ, có thể liên quan đến bệnh lý đường hô hấp, cũng có thể chỉ là triệu chứng do kích thích tại vùng hầu họng.
- Viêm đường hô hấp do vi khuẩn (viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản): ho có đờm, kèm theo sốt.
- Viêm long đường hô hấp do nhiễm siêu vi: ho kèm sổ mũi, đau đầu, có thể sốt hoặc không sốt.
- Ho do dị ứng, kích thích tại vùng hầu họng: ho khi ngửi thấy mùi lạ, khi tiếp xúc với khói bụi, lông thú cưng,…
Ho có gây hại cho thai nhi không?
Ho hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Khi bạn ho, bụng sẽ di chuyển lên xuống, bé có thể nhận thấy chuyển động này. Nhưng các con hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cơn ho. Trong trường hợp mẹ thấy khó chịu khi ho và cảm thấy các cơ vùng bụng căng cứng, hãy dùng tay để đỡ bụng dưới nhé!
Mặc dù không gây hại trực tiếp cho thai nhi, nhưng ho có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn, mất ngủ, suy nhược khiến thai chậm phát triển. Ho kéo dài, liên tục cũng có thể dẫn đến cơn gò tử cung, dẫn đến động thai.
Trong một vài trường hợp, ho là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù ho khi mang thai không thực sự gây hại cho thai nhi. Nhưng để đảm bảo rằng bạn không bị bất cứ bệnh lý gì nghiêm trọng hơn, hãy gặp bác sĩ khi:
- Bạn bị ho dai dẳng, hoặc ho có đờm;
- Ban cảm thấy mệt mỏi;
- Bạn bị sốt, cảm thấy khó thở và thường mệt mỏi.
Phụ nữ có thai có thể dùng thuốc gì khi bị ho trong 3 tháng đầu mang thai?
Mẹ bầu vẫn có thể sử dụng paracetamol để điều trị chứng ho trong thai kỳ. Nhưng tốt nhất không nên dùng Ibuprofen hoặc aspirin, trừ khi được bác sĩ cho phép.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để xem phụ nữ có thai liệu có được phép dùng không. Một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Các biện pháp tự nhiên giúp trị ho trong 3 tháng đầu mang thai
Sử dụng thuốc trong thai kỳ thường khiến phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng. Nếu bạn cũng vậy, hãy thử những biện pháp điều trị ho tự nhiên, an toàn và hiệu quả mà chúng tôi giới thiệu dưới đây:
- Uống nhiều nước, tốt nhất là nước ép hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, nước chanh tươi,…
- Tăng lượng trái cây và rau quả mà bạn ăn hàng ngày và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh;
- Nghỉ ngơi khi bạn cần và đảm bảo có một giấc ngủ ngon;
Khi ho, mẹ bầu cũng có thể phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau họng. Để dịu bớt các triệu chứng này bạn nên:
- Giảm ngạt mũi: Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng. Nằm trên gối cao khi nghỉ ngơi.
- Giảm đau họng: Uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp dân gian chữa ho hiệu quả như:
- Nướng cam với muối: Mẹ bầu rửa sạch quả cam, bổ đôi. Sau đó khoét một lỗ nhỏ giữa quả cam và cho vào đó một chút muối. Nướng phần cam với muối trong khoảng 15 phút và ăn luôn khi còn nóng.
- Chanh/ quất chưng mật ong: Đầu tiên, mẹ rửa sạch chanh/ quất, cắt đôi (chanh thái lát sẽ tốt hơn) bỏ vào bát, đổ ngập mật ong và chưng cách thủy 10 đến 15 phút. Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên dùng 3 muỗng hỗn hợp này là đã có hiệu quả giảm viêm họng, ngứa rát và khản tiếng.
Làm thế nào để phòng tránh ho khi mang thai 3 tháng đầu?
Để tránh bị cảm lạnh và ho, điều quan trọng cần thực hiện là bạn phải duy trì lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ. Hãy chắc chắn rằng:
- Bạn đang có một chế độ ăn uống bổ dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
- Đừng quên uống bổ sung vitamin trước khi sinh.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, đặc biệt là sau khi bạn bị ho;
- Nếu có thể, hãy tránh xa những người đang bị cảm lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sinh sống;
- Không dùng chung khăn, cốc, bát, đĩa, đũa, thìa,… với người bị cảm lạnh.
- Tránh dụi mắt hoặc mũi khi đi ra ngoài.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì khi bị ho?
Khi bà bầu bị ho, bên cạnh những bí quyết điều trị tình trạng khó chịu, mệt mỏi mà bệnh gây ra thì chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng. Mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những loại thực phẩm bà bầu nên và không nên ăn khi bị ho để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con nhé!
Bà bầu nên ăn gì khi bị ho?
Khi bị ho trong thai kỳ, bạn bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của mình:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, chanh, quất, nho,…): có khả năng tăng sức đề kháng, giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi những cơn ho dai dẳng.
- Cháo trứng, hành lá, tía tô: có tác dụng giải cảm, giảm buồn nôn, đau họng; giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein cho cơ thế chống lại bệnh cảm.
- Rau có màu xanh đậm (chân vịt, cải xoăn,…): chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Gừng: ngăn ngừa ho, giảm tắc nghẽn mũi, hoạt động như một loại thuốc kháng virus cực kỳ tốt.
Bà bầu không nên ăn gì khi bị ho?
Có một số loại thực phẩm có thể khiến cho cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:
- Thực phẩm lạnh: dễ gây tắc khí ở phổi khiến cơn ho dai dẳng hơn.
- Quýt: Vỏ quýt có thể chữa ho, nhưng múi quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh nhiều dịch đờm hơn.
- Đậu phộng, socola, hạt dưa: chứa nhiều dầu, tăng sản sinh đờm trong cổ họng.
- Dừa, mía: có tính lạnh, ăn nhiều gây trở ngại cho nội tạng.
- Cá, cua, tôm: có vị tách, kích thích ho nhiều hơn.
- Thực phẩm ngọt, vị đậm: khiến cơ thể bị nóng trong, khiến cơn ho trở nên nặng hơn.
- Thực phẩm chiên rán: làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, tăng sản sinh dịch đờm khiến bệnh ho càng lâu khỏi.
Ngoài ra, bà bầu nhất định phải tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp chị em đang mang thai hiểu rõ hơn về chứng ho khi mang thai 3 tháng đầu. Đừng quên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh để có thai kỳ dễ chịu, không phải đối mặt với những cơn ho dai dẳng nhé!