Lòng tự trọng là gì? Đo lường mức độ tự trọng của bạn

Lòng tự trọng được coi là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu lòng tự trọng là gì. Nhận thấy điều này, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ nêu ra những vấn đề cơ bản về lòng tự trọng dưới góc độ của các nhà tâm lý học. Để qua đó giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về phẩm chất này.

Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng phản ánh, đánh giá cảm xúc chủ quan tổng thể của một cá nhân về giá trị của chính họ. Đó là quyết định của một cá nhân, một thái độ đối với bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân (ví dụ: “tôi có năng lực”; “tôi xứng đáng”), cũng như các trạng thái cảm xúc khác bao gồm chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.

Smith và Mackie (2007) đã định nghĩa nó bằng cách nói “Lòng tự trọng là những đánh giá tích cực hay tiêu cực về bản thân, như cách chúng ta cảm nhận về nó.”

Lòng tự trọng được coi là một cấu trúc tâm lý xã hội bởi các nhà nghiên cứu đã xem xét nó như một yếu tố có khả năng dự báo những kết quả nhất định của một người, chẳng hạn như thành tích học tập, hạnh phúc, sự hài lòng trong hôn nhân và các mối quan hệ cùng hành vi tội phạm.

Lòng tự trọng có thể áp dụng cụ thể cho một khía cạnh nhất định (ví dụ: “Tôi tin rằng tôi là một nhà văn giỏi và tôi cảm thấy hạnh phúc về điều đó”) hoặc một phạm vi rộng lớn (ví dụ: “Tôi tin rằng tôi là một người xấu, và tôi cảm thấy tồi tệ về bản thân”).

Các yếu tố khác nhau được cho là ảnh hưởng đến lòng tự trọng bao gồm:

  • Di truyền học
  • Nhân cách
  • Kinh nghiệm sống
  • Tuổi tác
  • Sức khỏe
  • Suy nghĩ
  • Hoàn cảnh xã hội
  • Phản ứng của người khác
  • So sánh bản thân với người khác

Một lưu ý quan trọng là lòng tự trọng không cố định. Nó dễ thay đổi và có thể đo lường được, có nghĩa là chúng ta có thể kiểm tra và cải thiện nó.

Lòng tự trọng quan trọng như thế nào?

Các lý thuyết tâm lý học hiện đại cũng đề cập đến lòng tự trọng như một yếu tố giúp con người có động lực để duy trì sự quan tâm đối với bản thân. 

  • Lý thuyết xã hội học cho rằng lòng tự trọng đã phát triển và cho phép kiểm tra mức độ chấp nhận của một người với chính họ trong nhóm xã hội của người đó. 
  • Theo Lý thuyết quản lý khủng bố, lòng tự trọng phục vụ chức năng bảo vệ, làm giảm sự  lo lắng về sự sống và cái chết.

Lòng tự trọng rất quan trọng vì nó cho chúng ta thấy cách chúng ta nhìn nhận và ý thức về giá trị cá nhân của chính mình. Do đó, nó ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động và mối quan hệ giữa chúng ta cùng những người khác.

Nghiên cứu gần đây với đối tượng là sinh viên đại học đến từ Brazil (Bastianello, Pacico & Hutz, 2014) cho thấy có mối tương quan giữa lòng tự trọng và sự lạc quan. 

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, lòng tự trọng có ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe tâm lý đối với thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên có lòng tự trọng thấp có cảm giác tuyệt vọng cao hơn và khả năng hồi phục tâm lý thấp hơn (Karatas, 2011).

Sự khác biệt về lòng tự trọng giữa các nền văn hóa

Một nghiên cứu đa văn hóa về sự hài lòng và lòng tự trọng của cuộc sống, được thực hiện ở 31 quốc gia đã tìm thấy sự khác biệt về lòng tự trọng giữa các nền văn hóa tập thể và cá nhân. Người ta nhận thấy trong các nền văn hóa tập thể người dân thường có lòng tự trọng thấp hơn. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự thể hiện cảm xúc cá nhân, thái độ và suy nghĩ nhận thức có liên quan cao đến lòng tự trọng.

Trong các nền văn hóa cá nhân, thanh thiếu niên được dạy cách sống với niềm tin, cởi mở để bày tỏ ý kiến của họ. Điều đó khiến họ có lòng tự trọng cao hơn (Dumont & Provost, 1999).

Các nền văn hóa tập thể dường như khiến người dân có lòng tự trọng thấp hơn vì thiếu những đặc điểm đó (Diener & Diener 1995).

Phân loại lòng tự trọng

Nhà tâm lý học người Mỹ, ông Abraham Maslow liệt kê lòng tự trọng trong hệ thống phân cấp nhu cầu của con người. Ông mô tả hai hình thức lòng tự trọng khác nhau:

  • Nhu cầu tự trọng dưới hình thức được người khác công nhận và ngưỡng mộ.
  • Nhu cầu tự trọng dưới hình thức tự yêu thương, tự tin, kỹ năng hoặc năng khiếu của chính mình.

Lòng tự trọng đến từ người khác được cho là mong manh và dễ mất đi hơn lòng tự trọng xuất phát từ bên trọng. Theo Maslow, nếu không đáp ứng nhu cầu tự trọng, các cá nhân sẽ bị thúc đẩy tìm kiếm nó và không thể phát triển và có được sự tự thực hiện. Maslow cũng nói rằng, sự thể hiện lòng tự trọng lành mạnh nhất là “biểu hiện của sự tôn trọng mà chúng ta xứng đáng, nó tốt hơn cả sự nổi tiếng, danh tiếng và sự nịnh hót”.

Đo lường lòng tự trọng

Một trong những công cụ đo lường lòng tự trọng được sử dụng rộng rãi nhất là Thanh đo lòng tự trọng Rosenberg (RSES). Thang đo này được phát triển bởi Rosenberg và được trình bày trong cuốn sách Xã hội và Hình ảnh bản thân vị thành niên năm 1969.

RSES gồm 10 mục, một nửa số câu được xây dựng theo cách tích cực và nửa còn lại được xây dựng theo ý kiến tiêu cực.

Mỗi mục được tính điểm từ 0 đến 3 tùy thuộc vào mức độ câu trả lời. 

  • Những câu mang ý nghĩa tích cực được tính điểm như sau: 0 tương ứng với “hoàn toàn không đồng ý” và 3 tương ứng với “hoàn toàn đồng ý”. 
  • Trong khi đó, những câu mang ý nghĩa tiêu cực được tính điểm” : 3 tương ứng với “hoàn toàn không đồng ý” và 0 tương ứng với “hoàn toàn đồng ý”. 

10 câu hỏi trong Thanh đo lòng tự trọng Rosenberg

  1. Nhìn chung, tôi hài lòng với chính mình.
  2. Nhiều lúc tôi nghĩ mình không tốt chút nào. 
  3. Tôi cảm thấy rằng tôi có một số phẩm chất tốt. 
  4. Tôi có thể làm mọi việc tốt như hầu hết những người khác. 
  5. Tôi cảm thấy mình không có nhiều điều để tự hào. 
  6. Tôi chắc chắn cảm thấy vô dụng đôi khi.
  7. Tôi cảm thấy mình là người có giá trị. 
  8. Tôi ước mình có thể tôn trọng bản thân hơn. 
  9. Tất cả trong tất cả, tôi có xu hướng nghĩ rằng tôi là một thất bại.
  10. Tôi có thái độ tích cực với bản thân.

Trong đó 2, 5, 6, 8 và 9 mang ý nghĩa tiêu cực và 1, 3, 4, 7 và 10 có ý nghĩa tích cực. Sau khi tự trả lời và cho điểm, các bạn sẽ tính tổng điểm mình nhận được.

  • Tổng điểm dưới 15 cho thấy bạn có lòng tự trọng thấp.
  • Tổng điểm từ 15 đến 25 cho thấy bạn là người có lòng tự trọng ở mức trung bình.
  • Tổng điểm từ 25 trở lên cho thấy bạn có lòng tự trọng cao.

Các biểu hiện của lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp

Nếu bạn tìm hiểu về các biểu hiện của những người có lòng tự trọng cao và những người có lòng tự trọng thấp, thì những thông tin dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

Người có lòng tự trọng cao

Những người có lòng tự trọng cao thường có những biểu hiện như sau:

  1. Kiên quyết tin tưởng vào các giá trị và nguyên tắc nhất định, và sẵn sàng bảo vệ chúng ngay cả khi người khác phản đối.
  2. Có thể hành động theo những gì họ nghĩ là sự lựa chọn tốt nhất, tin tưởng vào phán đoán của chính họ và không cảm thấy tội lỗi khi người khác không thích sự lựa chọn đó.
  3. Không mất thời gian lo lắng quá mức về những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Họ học hỏi từ quá khứ và lập kế hoạch cho tương lai, nhưng sống trong hiện tại.
  4. Hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của bản thân, không ngần ngại sau những tất bại và khó khăn. Họ nhờ người khác giúp đỡ khi họ cần.
  5. Xem xét bản thân dưới góc độ bình đẳng về nhân phẩm với những người khác. Họ không tự cho rằng mình thấp kém hoặc vượt trội hơn. Họ cũng chấp nhận sự khác biệt về tài năng, uy tín cá nhân, vị thế tài chính của mỗi người.
  6. Họ không chấp nhận bị thao túng, họ chỉ cộng tác với người khác khi có vẻ phù hợp.
  7. Có thể dễ dàng tập trung giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ.
  8. Có mối quan hệ yêu thương và tôn trọng .
  9. Biết giá trị của họ là gì và sống cuộc sống của họ như thế nào.
  10. Nói với người khác ý kiến ​​của họ, bình tĩnh, tử tế. Họ sẵn sàng chia sẻ mong muốn và nhu cầu của họ với người khác.
  11. Nỗ lực tạo ra sự khác biệt mang tính xây dựng trong cuộc sống của người khác (Smith & Harte, nd).

Những người có lòng tự trọng thấp

Nếu bạn có những biểu hiện dưới đây, thì có thể bạn  là một người có lòng tự trọng thấp:

  1. Lúc nào bạn cũng nói “làm ơn”;
  2. Bạn dễ dàng tức giận hoặc cáu kỉnh;
  3. Bạn cảm thấy ý kiến ​​của bạn không quan trọng;
  4. Bạn ghét chính mình;
  5. Những gì bạn làm không bao giờ là đủ tốt;
  6. Bạn rất nhạy cảm với ý kiến ​​của người khác;
  7. Bạn cảm thấy thế giới không ư an toàn;
  8. Bạn nghi ngờ mọi quyết định;
  9. Bạn thường xuyên trải qua những cảm xúc buồn bã và vô giá trị;
  10. Bạn thấy khó giữ mối quan hệ;
  11. Bạn tránh mạo hiểm hoặc thử những điều mới;
  12. Bạn chú ý nhiều hơn đến những điểm yếu của mình;
  13. Bạn thường không chắc chắn bạn là ai;
  14. Bạn cảm thấy khó từ chối người khác;
  15. Bạn có cái nhìn bi quan hoặc tiêu cực về cuộc sống;
  16. Bạn nghi ngờ khả năng hoặc cơ hội thành công của bạn;
  17. Bạn thường xuyên trải qua những cảm xúc tiêu cực, như sợ hãi, lo lắng hoặc trầm cảm;
  18. Bạn so sánh bản thân với người khác và thường thì bạn đứng thứ hai.

10 thống kê đáng kinh ngạc về lòng tự trọng

Dưới đây là 10 thống kê đáng ngạc nhiên về lòng tự trọng. Có thể bạn không tin, nhưng nó thực sự diễn ra:

  1. Những cậu bé vị thành niên có lòng tự trọng cao có thể bắt đầu quan hệ tình dục sớm gấp 2,5 lần so với những cậu bé có lòng tự trọng thấp. Trong khi đó, những cô gái có lòng tự trọng cao có khả năng trì hoãn quan hệ tình dục cao gấp 3 lần so với những cô gái có lòng tự trọng thấp (Spencer, Zimet, Aalsma, & Orr, 2002).
  2. Lòng tự trọng thấp có liên quan đến bạo lực, tỷ lệ bỏ học, mang thai ở tuổi vị thành niên, tự tử và thành tích học tập thấp (Misetich & Delis-Abrams, 2003).
  3. Khoảng 44% bé gái và 15% bé trai ở trường trung học đang cố gắng giảm cân (Hội đồng về nghiện rượu và ma túy, nd).
  4. Bảy trong số 10 cô gái tin rằng họ không đủ tốt theo một cách nào đó (Dove Self-Esteem Fund, 2008).
  5. Lòng tự trọng của một cô gái có liên quan mạnh mẽ đến cách cô ấy nghĩ về hình dạng và trọng lượng cơ thể của mình so với cân nặng thực sự của cô ấy (Dove Self-Esteem Fund, 2008).
  6. Gần như tất cả phụ nữ (90%) muốn thay đổi ít nhất một khía cạnh về ngoại hình của họ (Confidence Coalition,nd).
  7. Đại đa số (81%) các bé gái 10 tuổi sợ béo (Confidence Coalition,nd).
  8. Khoảng một trong bốn phụ nữ ở độ tuổi đại học bị rối loạn ăn uống (Confidence Coalition,nd).
  9. Chỉ có 2% phụ nữ nghĩ rằng họ đẹp (Confidence Coalition,nd).
  10. Sư thiếu vắng của người cha, nghèo đói, cuộc sống gia đình chất lượng thấp có tác động tiêu cực đến lòng tự trọng (Orth, 2018).

Phát triển lòng tự trọng

Nhiều nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng có thể xây dựng, phát triển lòng tự trọng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhà nghiên cứu và chuyên gia về lòng tự trọng, Tiến sĩ John M. Grohol đã đưa ra 5 lời khuyên thiết thực về cách tăng ý thức về lòng tự trọng của bạn, bao gồm:

Đặt kỳ vọng vào thực tế

Điều quan trọng là đặt các mục tiêu nhỏ, có thể tiếp cận nằm trong khả năng của bạn. Đặt mục tiêu quá cao có thể khiến bạn thất bại và từ đó bạn có thể sẽ cảm thấy bản thân thật kém cỏi.

Thừa nhận sai lầm của bản thân

Không có ai hoàn hảo và cố gắng để trở nên hoàn hảo sẽ chỉ dẫn đến sự thất vọng, thừa nhận thành quả và tự nhận ra các sai lầm sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi thứ tích cực hơn. Và bạn có thể tích cực học hỏi và phát triển từ những sai lầm của mình.

Khám phá bản thân

Khi khám phá bản thân, bạn nhận thấy bạn là ai, khả năng của bạn đang ở đâu, điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì. Bạn sẽ liên tục học hỏi được những điều mới về chính mình. 

Sẵn sàng để điều chỉnh bản thân 

Tất cả chúng ta đều đang thay đổi và phát triển. Lúc này bạn phải theo kịp bản thân nếu bạn muốn đạt được những mục tiêu có ý nghĩa.

Đừng so sánh bản thân với người khác

So sánh bản thân với người khác là một cái bẫy mà rất nhiều người trong số chúng ta dễ rơi vào. Người duy nhất bạn nên so sánh mình là chính bạn (Grohol, 2011).

Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đến lòng tự trọng. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “lòng tự trọng là gì?”.