PR là gì? Nghề PR là làm gì?

Bạn đã từng nghe về khái niệm PR rất nhiều lần, nhưng vẫn không biết PR là gì và nhân viên PR cần làm những công việc nào?

Nếu vậy, đừng bỏ lỡ bài viết này. Những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực PR cũng như những yêu cầu cơ bản về kỹ năng, kiến thức mà một nhân viên PR cần có.

PR có nghĩa là gì?

PR là viết tắt của cụm từ Public Relations- quan hệ công chúng.

Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng PR là quảng cáo, đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Thực tế, PR chính là cách để các công ty, doanh nghiệp có thể quản lý được hình ảnh của mình đối với cộng đồng qua một bên thứ 3. PR giúp cải thiện mối quan hệ và cách nhìn nhận của  khách hàng, của cộng đồng với một doanh nghiệp, một công ty nào đó.

Công việc của nhân viên PR gồm những mảng nào?

Là một nhân viên PR tại Việt Nam, bạn có thể sẽ phải đảm nhiệm một trong những hoạt động sau:

  • Viết, biên tập content: bản tin nội bộ, thông cáo báo chí, diễn văn,…
  • Phối hợp và tư vấn cho các phòng ban khác để có thể tạo dựng và phát triển được các mối quan hệ với nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới: truyền thông, khách hàng, đối tác, chính phủ,…
  • Lê kết hoạch và tổ chức sự kiện cho công ty
  • Thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích thông tin để đưa ra ý kiến tư vấn cho cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến hình ảnh công ty.
  • Dự báo để từ đó ngăn ngừa khủng hoảng cho công ty.

Nhân viên PR là làm gì?

Trong các doanh nghiệp Việt hiện nay, phạm vi hoạt động của các nhân viên PR rất rộng. Tuy nhiên, đa phần vẫn tập trung ở các mảng: tổ chức sự kiện, quan hệ với truyền thông, khắc phục bất ổn,….

Vai trò chính của nhân viên PR là giúp công ty truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng của họ. Khi truyền đi những thông điệp này, nhân viên PR sẽ giúp công chúng biết đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn, có ấn tượng tốt với doanh nghiệp từ đó biến họ thành khách hàng tiềm năng của mình.

Nhân viên PR cần có những kỹ năng gì

Nhân viên PR cần có những kỹ năng gì?

Để có thể trở thành một nhân viên PR, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí cơ bản sau:

  • Giao tiếp tốt
  • Có khả năng thuyết trình
  • Nhanh nhẹn, năng động và có thể làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt.
  • Tư có tư duy sáng tạo và am hiểu về lĩnh vực marketing.
  • Có thể làm việc dưới áp lực cao và chấp nhận đi công tác xa.

Và bạn sẽ có nhiều cơ hội trở thành nhân viên PR hơn so với những người khác khi bạn trẻ tuổi, có ngoại hình xinh đẹp; có khả năng ngoại ngữ tốt và có quan hệ với báo chí, truyền thông.

Phương pháp lập kế hoạch PR

Để xây dựng được một kế hoạch PR mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp không hề đơn giản. Tuy nhiên, trong phần này chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn 6 bước cơ bản nhất để xây dựng và triển khai một chiến dịch PR.

Bước 1: Nghiên cứu

Trước khi bắt tay xây dựng bất kỳ một kế hoạch cụ thể nào, nhân viên PR cũng cũng cần thu thập thông tin tổng quan về thị trường cũng như thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Từ những thông tin thu được, bạn sẽ biết doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu trên thị trường và trong thời điểm tới, doanh nghiệp của mình có những cơ hội như thế nào.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mỗi mục tiêu sẽ có những phương pháp PR khác nhau.

Vì vậy, khi lập kế hoạch PR cho một đơn vị, bạn cần xác định được mục tiêu PR của doanh nghiệp đó là gì để lên kế hoạch chi tiết một cách phù hợp nhất.

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là thay đổi hình ảnh, mở rộng sự nhận thức về thương hiệu đến công chúng, giải quyết khủng hoảng,…

Bước 3: Hoạch định ngân sách

Ngân sách là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện một chiến dịch PR. Từ ngân sách được giao xuống, đội ngũ PR của công ty sẽ biết cần sử dụng các công cụ truyền thông gì, chiến dịch tiến hành trong bao lâu và hướng tới phạm vi lớn hay nhỏ,…

Bước 4: Lập bản kế hoạch chi tiết

Trong bản kế hoạch này, một người nhân viên PR cần nêu rõ:

  1. Mục tiêu PR
  2. Đối tượng mà kế hoạch hướng đến
  3. Thông điệp hướng tới đối tượng
  4. Công cụ truyền tải thông điệp: bài pr, banner, sự kiện online/ offline,…

Bước 5: Thực hiện chiến dịch PR

Triển khai chiến dịch và quản lý mọi mặt để đảm bảo các công việc diễn ra đúng như kế hoạch và mục tiêu được để ra.

Trong quá trình thực hiện chiến dịch, đội ngũ nhân viên PR cũng cần theo dõi, giám sát các công việc thường xuyên để xác định những vấn đề thiếu sót và điều chỉnh kịp thời để tăng cường hiệu quả chiến dịch.

Bước 6: Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm

Sau khi thực hiện chiến dịch PR, thông qua các phương pháp đánh giá (số liệu thống kê, thăm dò dư luận, …), nhân viên PR sẽ tự đánh giá những điểm đã đạt được và chưa đạt được trong chiến dịch. Từ đó rút kinh nghiệm và sửa đổi cho những kế hoạch sau này.

Phân biệt PR với quảng cáo và marketing

Phân biệt PR với quảng cáo và marketing

Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm PR- marketing- quảng cáo. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác hơn về 3 lĩnh vực này.

  • PR và quảng cáo

Quảng cáo là các hoạt động nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

PRQuảng cáo
Mục đích

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Trọng tâmCung cấp thông tin, giáo dục và tạo sự hiểu biết thông qua các kiến thứcBán sản phẩm/ dịch vụ
Đối tượngCác thành phần công chúng: khách hàng, người bán hàng, nhà đầu tư, chính quyền địa phương,….Khách hàng, người bán hàng
Chi phíÍt chi phí hơn (vì có thể được PR miễn phí nếu sản phẩm/ dịch vụ đủ tốt)Muốn quảng cáo phải trả tiền
Hiệu quảMang lại lợi ích lâu dài hơnMang lại lợi ích trực tiếp trong thời gian ngắn

 

Như vậy có thể nhận thấy PR và quảng cáo là 2 công cụ hoàn toàn riêng biệt và có bản chất khác nhau. Tuy nhiên cả 2 lĩnh vực này đều vô cùng quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp.

  • PR và marketing

Marketing là quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

PRMarketing
Đối tượngCác thành phần công chúng: khách hàng, người bán hàng, nhà đầu tư, chính quyền địa phương,….Khách hàng
Chức năng

 

Biện pháp xúc tiến hỗ trợ kinh doanhTham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm
Có khả năng giúp các phòng ban phối hợp với nhau tốt hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bán hàng hiệu quả hơn.Marketing không có chức năng này.

Hoạt động PR sẽ giúp công chúng nhận biết và có cái nhìn thân thiện hơn về doanh nghiệp

Nhìn chung, PR và marketing là hai chức năng quản lý riêng biệt, nhưng chúng mang ý nghĩa bổ sung cho nhau, và nhiều khi đan xen, bổ trợ lẫn nhau. Giao điểm giữa PR và marketing được biết đến với tên gọi là “truyền thông tiếp thị tổng hợp”.

Hoạt động PR sẽ giúp công chúng nhận biết và có cái nhìn thân thiện hơn về doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động marketing mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về PR và nghề PR. Hi vọng những thông tin được cung cấp trong bài sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực này.

Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một nhân viên quan hệ xã hội, đừng quên trau dồi năng lực, kiến thức, kỹ năng của mình sao cho phù hợp nhất với ngành nghề này nhé!