Bạn đang tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu? Vậy thì bạn cần hiểu rằng, giống như tất cả mọi sự vật, sự việc trên thế giới, mỗi đứa trẻ sẽ lớn lên phát triển với tốc độ khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu chuẩn nhất định để nhận định thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn quá trình phát triển chung của đa số thai nhi trong 12 tuần đầu tiên.
Nội Dung Trong Bài Viết
Tuần 1 của thai kỳ: Sẵn sàng để mang thai
Khi nói về tuần thứ nhất của thai kỳ, điều đó có nghĩa là bạn không thực sự mang thai. Thay vào đó, tuần một được tính từ khi kỳ kinh của bạn bắt đầu. Như vậy, với một người có chu kỳ kinh 28 ngày, tuần thứ nhất của thai kỳ được tính từ khoảng 1 tuần trước khi trứng rụng.
Mỗi tháng một nhóm trứng (được gọi là noãn bào) sẽ chín và rụng. Trứng phát triển trong các nang nhỏ chứa đầy chất lỏng. Thông thường, một nang sẽ được chọn để hoàn thành quá trình trưởng thành. Nang trứng trội này ức chế tất cả các nang khác trong nhóm, ngừng phát triển và dần trở nên thoái hóa.
Các nang trứng trưởng thành mở ra và giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng). Rụng trứng thường xảy ra khoảng 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo của người phụ nữ bắt đầu.
Sau khi rụng trứng, nang trứng bị vỡ phát triển thành một cấu trúc gọi là hoàng thể, tiết ra tiết ra progesterone và estrogen. Progesterone giúp chuẩn bị nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) để phôi được cấy ghép.
Lúc này, cơ thể người phụ nữ tạo ra một chất nhầy đặc biệt. Nhiệm vụ của nó là hoạt động như một dòng chảy liên tục, vận chuyển tinh trùng của người đàn ống vào ống dẫn trứng của bạn. Chất nhầy này có khả năng bảo vệ tinh trùng và giúp nó tồn tại trong cơ thể người phụ nữ tối đa từ 3 đến 5 ngày.
Tuần 2 của thai kỳ: Thụ thai và hình thành hợp tử
Tuần 2 là thời điểm bạn đã thụ thai. Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, lớp vỏ bên ngoài của trứng sẽ đóng lại, tách đầu tinh trùng ra khỏi đuôi của nó và ngăn chặn những tinh trùng khác có thể thâm nhập vào. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng được gọi là hợp tử.
Nếu có nhiều hơn một quả trứng được giải phóng và thụ tinh, hoặc nếu trứng được thụ tinh tách thành hai, bạn có thể có nhiều hợp tử (sinh đôi).
Hợp tử thường có 46 nhiễm sắc thể- 23 từ mẹ và 23 từ cha. Những nhiễm sắc thể này giúp xác định các đặc điểm giới tính và thể chất của bé.
Ngay khi thụ tinh, hợp tử di chuyển xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Đồng thời, hợp tử được phân tách thành hai, sau đó phân tách thành bốn,… Quá trình phân tách này tiếp tục diễn ra trong khoảng 4 ngày sau khi thụ tinh. Nó trở thành một nhóm gồm 16 đến 20 tế bào được gọi là phôi nang.
Tuần thứ 3 của thai kỳ: Phôi nang cấy ghép trong niêm mạc tử cung
Đây là một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn. Lúc này, thậm chí bạn không nhận ra rằng mình đã có thai. Trong tuần này, phôi nang đã bắt đầu chui vào niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Quá trình này được gọi là cấy ghép- quá trình này diễn ra trong vòng 6 ngày để hoàn thành.
Trước khi điều này xảy ra, phôi nang sẽ vỡ ra khỏi lớp vỏ bảo vệ của nó. Khi phôi nang bắt đầu tiếp xúc với nội mạc tử cung, một sự trao đổi hormone sẽ diễn ra giúp tế bào phôi bám vào. Lúc này, một số bà bầy nhận thấy xuất huyết nhẹ trong một hoặc hai ngày đầu. Nội mạc tử cung của người phụ nữ sẽ trở nên dày hơn và cổ tử cung sẽ được chặn lại.
Khi phôi nang được cấy ghép hoàn toàn, em bé có thể nhận máu của mẹ để phát triển.
Phôi thai 4 tuần tuổi: Phôi nang trở thành phôi thai
Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai. Và em bé có kích thước khoảng 1,5mm.
Vào ngày 18 sau khi thụ thai, tủy sống vào ống thần kinh bắt đầu hình thành. Lớp tế bào trên cùng tạo thành mặt sau của phôi.
Đến cuối tuần thứ 4:
- Tất cả các hệ thống và cơ quan chính bắt đầu hình thành.
- Phôi thai trông giống như một con nòng nọc.
- Các ống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành,
- Mắt, tai bắt đầu phát triển.
- Chồi chi nhỏ xuất hiện (sẽ phát triển thành cánh tay và chân).
- Trái tim đập.
Phôi thai 5 tuần tuổi: Dây rốn của bé phát triển
Đến tuần thứ 5, trái tim của em bé bắt đầu đập đều đặn hơn. Dây rốn của bé cũng bắt đầu phát triển với hai động mạch và một tĩnh mạch. Những mạch máu này vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé và lấy carbon dioxide cùng các chất thải ra khỏi phôi thai.
Phôi thai 6 tuần tuổi: Các cơ quan nội tạng hình thành
Trong tuần 6, chân tay của bé bắt đầu dài ra để tạo thành cánh tay và sau đó là chân, bàn tay và bàn chân của bé giống như mái chèo, cuối cùng trở thành ngón tay và ngón chân. Các cơ quan nội tạng cũng đang hình thành.
Em bé cũng bắt đầu phát triển đôi mắt lồi ở mỗi bên đầu trông giống như nhân vật phim ET Cute.
Phôi thai 7 tuần tuổi: Cơ quan sinh sản hình thành
Vào cuối tuần này, một lớp da mịn, trong suốt sẽ bao phủ bé. Các ngón tay đã được nhận thấy. Các cơ quan sinh sản cũng bắt đầu hình thành, nhưng giới tính của bé vẫn là một điều bí ẩn.
Lúc này, bé đã có kích thước gấp đôi tuần thứ 6, nhưng cũng chỉ dài hơn 1cm.
Thai nhi 8 tuần tuổi: Các cơ quan tiếp tục phát triển
Khuôn mặt của bé đã trở nên rõ rệt. Thai nhi phát triển mí mắt trong tuần này và tất nhiên mắt bé vẫn nhắm cho đến khi chúng được 24 tuần tuổi.
Trong tuần thai thứ 8:
- Tất cả các hệ thống cơ thể chính tiếp tục phát triển và hoạt động, bao gồm hệ thống tuần hoàn, thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
- Phôi đang mang hình dạng con người, mặc dù phần đầu lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể. Đầu của bé chiếm khoảng 25% cơ thể.
- Miệng đang phát triển chồi răng (sẽ trở thành răng sữa).
- Mắt, mũi, miệng và tai ngày càng rõ ràng.
- Tay và chân có thể nhìn thấy rõ.
- Các ngón tay, ngón chân vẫn có màng nhưng có thể phân biệt rõ ràng.
- Các cơ quan chính tiếp tục phát triển và bạn có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng cách siêu âm Doppler.
- Xương bắt đầu phát triển; mũi và hàm phát triển nhanh chóng.
- Phôi thai chuyển động liên tục nhưng mẹ khó có thể cảm nhận được.
Thai nhi 9 tuần tuổi: Bắt đầu xuất hiện mô cơ
Sau 8 tuần, phôi thai trở thành thai nhi. Mặc dù thai nhi chỉ dài khoảng 2,54 đến 3 cm vào thời điểm này, nhưng tất cả các cơ quan và hệ thống chính đã được hình thành.
Khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và mắt cá chân của bé đang phát triển và các mô cơ đã bắt đầu hình thành giữa da và xương của chúng. Cổ của thai nhi phát triển hơn, cho phép bé hơi nhấc và quay đầu. Bé thậm chí có thể chạm vào mặt bằng tay của mình.
Thai nhi 10 tuần tuổi: Hệ thần kinh trưởng thành
Bộ não và hệ thần kinh của bé đang trưởng thành. Các cơ, dây thần kinh của bé hoạt động cùng nhau để tạo điều kiện cho các cử động đầu tiên của chúng.
Thai nhi cũng đã có thể mở hàm. Cơ thể của bé cứng hơn, xương sườn nhỏ có thể được nhìn thấy.
Lúc này, bé đã có thể tạo ra các phản xạ khi nhận thấy các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, các cử động còn quá nhỏ để mẹ có thể cảm nhận được.
Thai nhi 11 tuần tuổi: Vị giác phát triển
Vị giác của bé đã phát triển để nếm nước ối bao xung quanh. Thận cũng đã hoạt động và tiết ra chất lỏng vào bàng quang của bé. Em bé của bạn cũng hít nước ối vào phổi để tăng cường cơ bắp dưới cơ thể (cơ hoành).
Lúc này, bé có khoảng 20 chiếc răng sữa trong nướu và kích thước cơ thể bé cũng gần gấp đôi tuần trước.
Thai nhi 12 tuần tuổi: Xương thay đổi sang dạng cứng
Xương của bé đang thay đổi từ mềm và dẻo (được tạo thành từ sụn) sang cứng và chủ yếu là xương. Những lọn tóc mảnh bắt đầu xuất hiện ở môi trên và lông mày của bé.
Đến bây giờ, em bé của bạn có thể có chiều dài khoảng 61mm từ đỉnh đầu đến mông.
Có thể mẹ đã biết, thai nhi dễ bị tổn thương nhất trong 12 tuần đầu tiên. Chính vì thế, trong thời gian này, tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể chính đang hình thành và có thể bị tổn hại nếu thai nhi tiếp xúc với các loại thuốc kháng sinh, thuốc lá, các chất hóa học và độc hại,…
Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn!