Quality Control là gì? Phân biệt QC và QA

Quality control có nghĩa tiếng Việt là “kiểm soát chất lượng”. Kiểm soát chất lượng (QC) là một quy trình hoặc tập hợp các thủ tục nhằm đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất hoặc dịch vụ được thực hiện tuân thủ một bộ tiêu chí chất lượng được xác định hoặc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc khách hàng.

QC và QA

Bên cạnh thuật ngữ “Quality control”, chúng ta có một khái niệm tương tự, nhưng có tính chất khác biệt là “Quality assurance “ (QA)- đảm bảo chất lượng. QA được định nghĩa là thủ tục hoặc tập hợp các thủ tục nhằm đảm bảo rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ đang được phát triển (trước khi hoàn thành công việc, và ngược lại) đáp ứng các yêu cầu cụ thể. QA đôi khi được thể hiện cùng với QC như một biểu thức duy nhất, đảm bảo chất lượng và kiểm soát (QA / QC).

Phân biệt QA và QC

Quality control - Kiểm soát chất lượng

“Kiểm soát chất lượng” (QC) và “đảm bảo chất lượng” (QA) nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng là hai quá trình riêng biệt mang đặc điểm, tính chất và mục đích khác nhau. Để phân biệt và nhận định chính xác hai quá trình này, các bạn vui lòng tham khảo bảng so sánh QC và QA dưới đây:

 QCQA
Định nghĩaKiểm tra sự hoàn thành của các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.Cung cấp sự đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ vượt qua được những yêu cầu cụ thể về chất lượng.
Mục đíchXác định các lỗi tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ.Ngăn chặn các lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Tính chấtQuátrình phản ứngQuátrình chủ động.
Mục tiêuXác định lỗi và thiếu sót sau khi một sản phẩm được sản xuất và trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường.Cải thiện quá trình sản xuất và thử nghiệm để các lỗi không phát sinh khi sản phẩm, dịch vụ đang được phát triển.
Cách làmTìm kiếm và loại bỏ các lỗi về chất lượng thông qua các công cụ, thiết bị để đáp ứng liên tục yêu cầu của khách hàng.Thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng tốt và đánh giá tính đầy đủ của nó. Kiểm tra tính tuân thủ định kỳ hoạt động của các hệ thống.
Đối tượngCác hoạt động hoặc kỹ thuật được sử dụng để đạt được và duy trì chất lượng sản phẩm. quy trình và dịch vụ.Ngăn ngừa các vấn đề về chất lượng thông qua các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống bao gồm tài liệu.
Người chịu trách nhiệmThường là trách nhiệm của một nhóm cụ thể- nhóm kiểm tra sản phẩm.Mọi người trong nhóm tham gia phát triển sản phẩm đều chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng.
Kỹ thuật thống kêKhi các công cụ và kỹ thuật thống kê được áp dụng cho sản phẩm đã hoàn thành (đầu ra của quá trình), chúng được gọi là “Kiểm soát chất lượng thống kê” (SQC).Công cụ thống kê & Kỹ thuật có thể được áp dụng trong cả QA & QC. Khi chúng được áp dụng cho các quy trình (đầu vào quy trình và các thông số vận hành), chúng được gọi là “Kiểm soát quy trình thống kê” (SPC).
Vai tròCông cụ khắc phục.Công cụ quản lý.
Định hướngĐịnh hướng sản phẩm.Định hướng quy trình.

Các phương pháp quản lý chất lượng đáng chú ý

Các phương pháp quản lý chất lượng

Để kiểm soát chất lượng, các đơn vị, công ty sản xuất có thể lựa chọn các phương pháp riêng biệt. Tuy nhiên, trong số rất nhiều phương pháp quản lý chất lượng đó vẫn có những phương pháp nổi bật được nhiều đơn vị tin tưởng áp dụng hơn.

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về 7 cách quản lý chất lượng đáng chú ý nhất trên thế giới và ở Việt Nam.

  • Statistical quality control (SQC)

Statistical quality control (SQC)– Kiểm soát chất lượng thống kê được áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1930. Gioongs như tên gọi của mình, phương pháp này áp dụng các phương pháp thống kê (đặc biệt là kiểm soát biểu đồ và lấy mẫu chấp nhận) để kiểm soát chất lượng.

  • Total quality control (TQC)

Total quality control (TQC)– Kiểm soát chất lượng toàn diện được áp dụng lần đầu vào năm 1956. Nó được phổ biến bởi Armand V.Feigenbaum trong một bài báo được đăng trên Tạp chí Kinh doanh Harvard. Phương pháp này nhấn mạnh sự tham gia của các phòng ban ngoài sản xuất (chẳng hạn như: kế toán, thiết kế, tài chính, nhân sự, tiếp thị, mua và bán hàng,…).

  • Statistical process control (SPC)

Statistical process control (SPC)– Kiểm soát quy trình thống kê được sử dụng lần đầu vào những năm 1960. Phương pháp này sử dụng các biểu đồ kiểm soát để giám sát một quy trình công nghiệp riêng lẻ và cung cấp số liệu về hiệu suất cho các nhà khai thác chịu trách nhiệm về quy trình đó. SPC được lấy cảm hứng từ hệ thống điều khiển (control systems).

  • Company-wide quality control (CWQC)

Company-wide quality control (CWQC)– Kiểm soát chất lượng toàn công ty được ứng dụng lần đầu vào năm 1968. Phương pháp này kiểm soát chất lượng sự tham gia và hợp tác toàn thể các thành viên trong công xưởng từ người điều hành, quản lý đến công nhân trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu, điều tra thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, bán hàng, quảng cáo,…..

  • Total Quality Management (TQM)

Total Quality Management (TQM)– Kiểm soát chất lượng toàn diện được sử dụng lần đầu vào năm 1985. TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên đó và cho xã hội.

  • Six Sigma

Six Sigma (6σ) là hệ thống bao gồm các công cụ và chiến lược được sử dụng với mục đích nâng cao quá trình hoạt động do hãng Motorola phát triển lần đầu vào năm 1985.

  • Lean Six Sigma

Lean Six Sigma (L6σ) được ứng dụng lần đầu vào năm 2001. Phương pháp này là sự kết hợp của hệ thống Lean (hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả lãng phí trong quá trình sản xuất) và phương pháp 6 Sigma. Nó hoạt động với mục tiêu vừa giảm thiểu lỗi vừa loại bỏ các hao phí trong quá trình sản xuất.

Làm thế nào để kiểm soát chất lượng hiệu quả?

cách kiểm soát chất lượng hiệu quả

Như đã nói, kiểm soát chất lượng (QC) là một quá trình tập hợp các thủ tục nhằm xác định sản phẩm/ dịch vụ được sản xuất/ thực hiện đảm bảo những tiêu chí chất lượng nhất định. Do đó, để quá trình QC đạt được hiệu quả, các đơn vị nên thực hiện theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Để thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp phải quyết định những tiêu chuẩn cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ phải đáp ứng.
  • Giai đoạn 2: Sau đó, mức độ của các hành động QC phải được xác định (ví dụ, tỷ lệ phần trăm của các sản phẩm lỗi được kiểm tra từ mỗi lô).
  • Giai đoạn 3: Đội ngũ kiểm tra chất lượng cần thu thập các dữ liệu thực tế (chẳng hạn, tỷ lệ phần trăm của các sản phẩm, dịch vụ bị lỗi) và kết quả được báo cáo cho nhân viên quản lý.
  • Giai đoạn 4: Hành động khắc phục phải được quyết định và thực hiện (ví dụ, các sản phẩm/ dịch vụ bị lỗi phải được sửa chữa hoặc bị từ chối và những sản phẩm/ dịch vụ lỗi đó phải được làm lại miễn phí cho đến khi khách hàng hài lòng).
  • Giai đoạn 5: Nếu có quá nhiều sản phẩm dịch vụ không đáp ứng được tiêu chuẩn hoặc trường hợp dịch vụ kém xảy ra, đơn vị cần đưa ra một kế hoạch cụ thể để cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm/ thực hiện dịch vụ và kế hoạch đó phải được đưa vào hoạt động thực tế.
  • Giai đoạn 6: Cuối cùng, lặp lại quá trình kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các nỗ lực khắc phục, đã tạo ra kết quả khả quan. Quátrình kiểm tra chất lượng được lặp lại cũng sẽ giúp các bộ phận có liên quan phát hiện các sản phẩm/ dịch vụ vẫn còn lỗi hoặc các trường hợp rắc rối mới.

Kiểm soát chất lượng là một thủ tục quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất, kinh doanh vì nó có khả năng đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất. Cũng chính vì thế, nhân viên QC cũng trở nên quan trọng hơn và có cơ hội thăng tiến tốt. Do đó, nếu bạn yêu thích lĩnh vực này, thì đừng ngần ngại tìm hiểu và học hỏi thêm để trở thành một nhân viên quản lý chất lượng giỏi nhé!