Tình Yêu là gì? Làm thế nào để có được một tình yêu đích thực?

Bạn hiểu tình yêu là gì? Là sự gần gũi, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau; là sự ấm áp, hạnh phúc khi được ở gần nhau,.. hay một điều gì khác? Bạn có chắc rằng, mình thực sự hiểu thế nào là tình yêu hay không?

Trong bài viết này, thay vì giải nghĩa tình yêu theo một cách ngọt ngào, lãng mạn, chúng tôi muốn giúp bạn hiểu tình cảm này theo một cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tình yêu thực sự là gì nhé!

Định nghĩa tình yêu theo quan điểm khoa học

Từ “tình yêu” có thể có nhiều nghĩa liên quan, nhưng chúng vẫn khác biệt trong các ngữ cảnh khác nhau. Sự khác biệt về văn hóa và quan điểm đã khiến việc xây dựng một định nghĩa chung về 2 từ “tình yêu” ở các quốc gia trở nên khó khăn hơn nhiều lần.

Khái niệm tình yêu được sử dụng như một biểu hiện chung của tình cảm tích cực (tất nhiên với trạng thái mãnh liệt hơn) và nó tương phản với “ghét” (tình cảm tiêu cực) và “thờ ơ” (tình cảm trung lập). “Tình yêu” được hiểu là một hình thức gắn kết tình cảm lãng mạn, và nó hoàn toàn khác với “sự ham muốn”.

Khi xem xét tình yêu trong mối quan hệ giữa các cá nhân với những điều lãng mạn, tình yêu cũng khác biệt với “tình bạn”. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng sử dụng “tình yêu” để nói về tình cảm giữa những người bạn thân thiết.

Tình yêu thường liên quan đến cảm xúc và việc chăm sóc một ai đó (bao gồm cả bản thân).

Các hình thức phổ biến của tình yêu

Các hình thức phổ biến của tình yêu

Nhiều người cho rằng, tình yêu là từ ngữ để nói về mối quan hệ gần gũi, thân thuộc và lãng mạn giữa những cặp đôi nam nữ. Nhưng thực tế, tình yêu lại là một khái niệm phức tạp hơn nhiều. Đó có thể là tình yêu đối với chính bản thân mình, tình yêu cuộc sống, tình yêu giữa cá nhân với cá nhân, thậm chí là tình yêu giữa một người với cả tập thể.

  • Tình yêu giữa các cá nhân

Tình yêu giữa các cá nhân đề cập đến tình yêu giữa con người với nhau. Đây là một tình cảm mạnh hơn nhiều so với một tình cảm yêu thích thông thường của một người dành cho người khác. Tình yêu không được đáp lại có nghĩa là những cảm giác yêu thương mà một người dành cho người khác không được đáp lại.

Tình yêu giữa các cá nhân gắn liền với mối quan hệ giữa các cá nhân. Tình yêu như vậy có thể tồn tại giữa các thành viên trong gia đình, vợ chồng, bạn bè, người yêu (tình yêu nam nữ, tình yêu giữa những người đồng tính,..), …

Ngoài ra, có một số rối loạn tâm lý liên quan đến tình yêu đôi lứa, chẳng hạn “Erotomania”- hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình.

  • Tình yêu Tổ quốc/ quê hương

Ngoài mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân với nhau, chúng ta cũng có thể nói mình yêu Tổ quốc khi thứ tình cảm đó thể hiện bằng lòng vi tha, niềm tin tinh thần và chính trị mạnh mẽ. Những người yêu Tổ quốc luôn cố gắng thực hiện những gì tốt đẹp nhất trên tinh thần tự nguyện để giúp đất nước phát triển.

  • Tình yêu đối với chính bản thân/ Tình yêu cuộc sống

Khi đối tượng tình yêu của một người không phải một sự vật sự việc khác mà là chính bản thân mình thì có nghĩa là họ yêu chính bản thân họ. Nhưng chúng ta không thể nói một người yêu bản thân khi không tự biết cách chăm sóc tốt cho mình. Khi làm tất cả những điều giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn, người ta cũng coi đó là tình yêu đối với cuộc sống.

Trong suốt lịch sử, triết học và tôn giáo đã đưa ra nhiều suy đoán về tình yêu. Trong thế kỷ XX, các nghiên cứu tâm lý học cũng đã viết rất nhiều về chủ đề “tình yêu”. Trong những năm gần đây, các ngành như khoa học, nhân học, khoa học thần kinh, sinh học,… cũng đã bổ sung nhiều quan điểm hơn về vấn đề này.

  • Một số khái niệm về tình yêu thời hiện đại

Ngoài những loại tình yêu phổ biến trên, ngày nay chúng ta cũng có thể những khái niệm khác có liên quan đến hình thức tình cảm này bao gồm:

– Tình yêu mì ăn liền: yêu nhau chỉ sau một vài lời tán tỉnh trong thời gian ngắn.

– Tình yêu online: những người yêu, nói chuyện, quan tâm nhau,.. thông qua mạng xã hội.

– Tình yêu oan gia: 2 người nảy sinh tình cảm mặc dù trước đó rất “ghét nhau”

– Tình yêu mù quáng: là một dạng tình cảm tiêu cực, khiến một người phụ thuộc vào người kia, đến mức quên chính bản thân mình.

– Tình yêu thoáng qua: tình cảm xuất hiện bất chợt và có thể biến mất trong thời gian ngắn.

Tìm hiểu về tình yêu đôi lứa tình yêu nam nữ

Tìm hiểu về tình yêu đôi lứa/ tình yêu nam nữ

Tình yêu đôi lứa là một trong những loại hình tình cảm khiến chúng ta tốn không biết bao nhiêu giấy mực của

  • Danh ngôn về tình yêu

Có rất nhiều danh ngôn hay về tình yêu, dưới đây là một số câu luôn khiến tôi phải suy nghĩ khi đọc chúng:

Hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống là niềm tin rằng chúng ta được yêu thương; yêu thương cho chính chúng ta, hay đúng hơn là,, yêu thương bất chấp chính mình”.

_Victor Hugo_

 

“Yêu không chỉ là một danh từ, nó còn là một động từ. Nó không chỉ là cảm xúc mà còn là sự quan tâm, giúp đỡ, hi sinh”.

_William Arthur Ward_

 

“Luôn luôn có một chút điên rồ trong tình yêu. Nhưng cũng có một số lý do để điên rồ”.

_Friedrich Nietzche_

 

“Nghệ thuật của tình yêu phần lớn là nghệ thuật kiên trì”.

_Albert Ellis_

 

“Bạn yêu không phải bằng cách tìm một người hoàn hảo mà là nhìn thấy một người hoàn hảo”.

_Sam Keen_

 

“Tình yêu chân thực vĩnh cửu, vô biên và luôn luôn là chính nó. Nó bình đẳng, trong sáng, không có những thể hiện hung bạo. Người ta thấy nó với tóc bạc và luôn luôn giữ một trái tim trẻ trung”.

_Balzac_

  • Biểu hiện của tình yêu trên cơ sở tâm lý học

Bản chất của tình yêu cũng là một chủ đề được trang luận thường xuyên, các khía cạnh của từ này có thể được xác định bằng cách xác định những gì “không phải tình yêu” hay “trái nghĩa với tình yêu”.

Tâm lý mô tả tình yêu như một hiện tượng nhận thức xã hội. Robert Sternberg- một nhà tâm lý học nổi tiếng đã xây dựng “lý thuyết hình tam giác về tình yêu”. Ông lập luận rằng tình yêu có 3 thành tố: sự gần gũi, cam kết và sự say mê.

– Sự gần gũi là hình thức mà trong đó hai người chia sẻ tâm sự về các quan điểm, hoạt động khác nhau liên quan đến cuộc sống cá nhân của họ. Yếu tố này thường xuất hiện trong tình bạn, tình cảm lãng mạn và tình yêu.

– Cam kết trong tình yêu có nghĩa là kỳ vọng về sự vĩnh viễn của mối quan hệ giữa 2 người.

– Và hình thức cuối cùng của tình yêu là sự say mê cùng sự hấp dẫn về tình dục giữa những người yêu nhau.

Theo Robert, tất cả các hình thức của tình yêu đều được xem như sự kết hợp khác nhau của 3 thành tố này. Cụ thể như sau:

  1. Tình yêu lứa tuổi học trò (cùng nhau đi học, cùng đi trên một chiếc xe) là tình yêu chỉ có yếu tố gần gũi.
  2. Tình yêu “say mê” (say mê vẻ bề ngoài) chỉ bao gồm niềm đam mê và sự hấp dẫn tình dục.
  3. Tình yêu “trống rỗng” chỉ có sự cam kết. Chúng ta cũng có thể hiểu các mối quan hệ hôn nhân không có sự gần gũi, say mê là tình yêu trống rỗng.
  4. Tình yêu lãng mạn gồm cả sự thân mật và sự cam kết, trong trường hợp trong mối quan hệ hoàn toàn không có yếu tố tình dục thì “tình yêu lãng mạn” còn được gọi với cái tên “tình yêu Platon”.

Nếu không có bất cứ yếu tố nào trong 3 yếu tố này thì mối quan hệ đó không được gọi là tình yêu, và khi cả 3 yếu tố kết hợp với nhau thì nó được coi là “tình yêu trọn vẹn” trong mối quan hệ nam nữ.

  • 5 ngôn ngữ tình yêu

“5 ngôn ngữ tình yêu” là cuốn sách nổi tiếng về tình yêu của chuyên gia tham vấn tình cảm Gary Chapman. Theo ông, trong tình yêu, hầu hết chúng ta bày tỏ sự yêu thương thông qua 5 cách:

  1. Lời nói yêu thương: bạn nên bày tỏ tình cảm của mình qua sự ngợi ca, sự trìu mến và niềm trân trọng- những điều nên được thể hiện ra thành lời nói cụ thể.
  2. Hành động giúp đỡ: các bạn nên dùng những hành động để biểu lộ và tiếp nhận tình yêu mà người khác dành cho bạn.
  3. Quà: quà tặng nên được sử dụng như biểu tượng của tình yêu cũng như sự mến mộ.
  4. Thời gian chia sẻ: bạn nên thể hiện tình yêu với sự toàn tâm toàn ý, trọn vẹn và đừng nên sao lãng.
  5. Tiếp xúc cơ thể: nó có thể là tình dục hoặc chỉ đơn thuần là ôm, hôn, cầm tay,…

Thực tế, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho lý thuyết của Chapman, nó phù hợp với trải nghiệm của mỗi người. Vì vậy, cho dù bạn không thể hiện tình yêu theo cách này, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn không yêu. “5 ngôn ngữ” trên chỉ đơn giản là cách để bạn thấu hiểu những người mà mình yêu thương.

Làm thế nào để có được một tình yêu đích thực

Làm thế nào để có được một tình yêu đích thực?

Bạn muốn yêu và được yêu- 1 tình yêu đích thực, chân thành và trọn vẹn? Nhưng thế nào mới được gọi là một tình yêu “đích thực”? Là “không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm” như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài? Hay là thứ tình cảm giúp bạn vượt qua mọi rào cản, khó khăn, thậm chí có thể bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ nhà cửa để đi theo tiếng gọi của tình yêu?

Liệu rằng, những biểu hiện đó có thực sự là tình yêu đích thực hay không? Và nếu họ thật sự đến được với nhau sau khi trải qua những khó khăn này, thì sau quãng thời gian gắn bó, tình cảm đó liệu có biến chất?

Cá nhân tôi cho rằng, tình yêu đích thực trước hết nên là “tình yêu trọn vẹn”- đủ gần gũi, đủ cam kết và đủ sự say mê. Kết quả cuối cùng của nó không nên là cái chết, cũng không nên là sự cô độc, mà nên là những ngày tháng tươi sáng, bình yên và hạnh phúc.

Nhưng phải làm thế nào để tìm được tình yêu đó?

Để tìm được “tình yêu đích thực” của mình, trước hết chúng ta phải tự yêu thương và chăm sóc cho bản thân mình. Chỉ khi chúng ta chấp nhận và trân trọng chính mình, chúng ta mới hạnh phúc, vui vẻ- điều này chính là sự hấp dẫn không thể cưỡng lại được đối với những người xung quanh.

Chắc chắn, sẽ có nhiều người yêu thương bạn khi bạn luôn tỏa ra năng lượng tích cực hơn lúc bạn luôn u buồn.

Bên cạnh đó, hãy ra ngoài và làm quen với nhiều người mới. Biết đâu qua những hoạt động tập thể, thú vị sẽ giúp bạn tìm thấy nửa kia của mình.

Và cuối cùng, đừng bao giờ hài lòng với những mối quan hệ “tạm được” nhé! Hãy cứ sống cho mình, làm những điều mình thích, rồi đến một ngày, tình yêu sẽ đến với bạn thôi.

Tình yêu đích thực có thể không phải là một tình yêu hoàn hảo như phim truyện. Nhưng chính sự không hoàn mĩ đó mới thực sự là tình yêu. Quá trình thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp mối quan hệ giữa những người yêu nhau phát triển và đi đến kết quả cuối cùng như điều mà chúng ta hằng mong đợi.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản để giải thích cho câu hỏi “Tình yêu là gì?”. Hi vọng, những thông tin trên bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn khác về tình yêu cũng như cách để tìm thấy cho mình một tình yêu đích thực.

Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc với tình yêu của mình!