Các mẹ có con nhỏ đang tìm hiểu cách làm sữa chua từ sữa công thức để bé yêu tập ăn dặm?
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn công thức làm sữa chua từ sữa công thức chính xác nhất đồng thời cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về các vấn đề xung quanh loại sữa chua này.
Nội Dung Trong Bài Viết
Trẻ nhỏ có ăn được sữa chua không?
Sữa chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tốt với sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Nhưng trẻ từ mấy tháng tuổi có thể ăn sữa chua?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu học ăn sữa chua. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn còn khá nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện vì vậy mẹ nên chọn cho con các loại sữa chua công thức phù hợp với con.
Nếu có đủ thời gian, thì tốt nhất mẹ nên tự học cách làm sữa chua bằng sữa công thức để con tập ăn mỗi ngày.
Kinh nghiệm làm sữa chua từ sữa công thức
Sữa chua được làm từ bột công thức dành cho trẻ em có nguyên liệu và các bước làm vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý tuân thủ đúng tỷ lệ thành phần cũng như các bước làm sữa chua để thu được thành phẩm tốt nhất.
Chuẩn bị
Để làm sữa chua từ sữa công thức cho bé tập ăn, các mẹ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:
Nguyên liệu
- 2 thìa sữa chua không đường
- 300ml sữa công thức- sữa bé vẫn ăn hàng ngày
- Nước ấm
Dụng cụ
- Bát tô to
- Máy ủ sữa chua
- Thìa dùng để khuấy sữa
Lưu ý:
- Sữa chua không đường được sử dụng làm men cần được để hết lạnh ở môi trường nhiệt độ tự nhiên.
- Mẹ nên chọn sữa chua cái mới để đảm bảo lợi khuẩn trong sữa còn hoạt động tốt.
- Tất cả các dụng cụ được sử dụng để làm sữa chua cần được tiệt trùng, tránh vi khuẩn có hại thâm nhập vào ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa. Dụng cụ làm sữa chua không được tiệt trùng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến sữa chua bị nhớt.
Các bước làm sữa chua từ sữa công thức
Cách làm sữa chua từ sữa công thức không hề khó. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết, các mẹ tiến hành làm sữa chua theo các bước sau.
Bước 1: Đun ấm sữa
Tùy theo loại sữa công thức bạn có mà tỷ lệ pha sữa với nước cũng khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để xác định chính xác lượng nước mà bạn cần để pha sữa nhé.
Tương tự như cách pha sữa để con uống, mẹ hãy dùng nước sôi để hòa tan sữa. Để sữa nghỉ khoảng 2 đến 3 phút để sữa nguội bớt, sao cho nhiệt độ của sữa còn khoảng 45 độ C.
Bước 2: Thêm sữa chua
Thêm 3 thìa sữa chua không đường vào bát sữa công thức trên và khuấy đều để sữa chua tan hoàn toàn.
Bước 3: Ủ sữa chua
Trước khi mang sữa đi ủ, các mẹ có thể dùng rây để lọc qua sữa một lần. Bước này sẽ giúp loại bỏ phần sữa chua cái không tan hết, giúp thành phẩm sữa chua thêm mềm mịn.
Khi lọc xong, mẹ chia đều hỗn hợp sữa trên vào các hũ thủy tinh mà và mang đi ủ trong 5 đến 8 tiếng tùy theo mức độ chua mà bạn muốn.
Nếu bạn không có máy ủ sữa chua cũng không sao, các bạn có thể ủ sữa chua bằng hộp xốp, ủ sữa chua bằng nồi cơm điện,…
Cách bảo quản và sử dụng sữa chua làm từ sữa công thức
Để sữa chua phát huy được tất cả lợi ích của nó, các mẹ cần biết cách bảo quản thành phẩm thu được để chúng không bị biến chất, mất chất. Đồng thời mẹ cũng cần biết nên cho con sử dụng sữa chua như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Bảo quản sữa chua
Sau khi thu được thành phẩm, mẹ nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 2 đến 3 ngày để đảm bảo sữa có mùi vị thơm ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng trong sữa.
Không nên để sữa chua ngoài nhiệt độ thường quá 1 giờ đồng hồ vì trong khoảng thời gian này vi khuẩn có hại có thể sinh sôi và phát triển nhanh chóng khiến bé bị tiêu chảy.
Cách cho bé ăn sữa chua
Nếu mẹ muốn cho bé ăn sữa chua, hãy bỏ sữa chua trong tủ lạnh ra ngoài khoảng 10 đến 15 phút để hết lạnh. Nếu ăn phải sữa chua lạnh bé có thể sẽ bị viêm họng.
Trong trường hợp trẻ muốn ăn ngay, bạn có thể làm ấm sữa nhanh chóng bằng cách đặt hũ sữa chua vào bát nước ấm và để 1 lúc. Dù muốn sữa nhanh hết lạnh thì các mẹ cũng không nên đun sôi sữa chua nhé, vì điều đó có thể khiến các lợi khuẩn trong sữa bị giết chết.
Ngoài ra, mẹ có thể trộn sữa chua cùng một số loại hoa quả để đổi vị cho bữa ăn của bé. Với các bé nhỏ mẹ nên hỗn hợp sữa chua hoa quả trước khi cho bé ăn nhé!
Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất đối với con là sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng và trước khi đi ngủ 1 đến 1,5 tiếng. Tuy nhiên, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua, bé cần được ăn lượng sữa chua đúng theo nhu cầu ở độ tuổi của con, cụ thể như sau:
- Trẻ được 6 tháng tuổi: Tập ăn sữa chua với 1 đến 2 muỗng mỗi ngày.
- Trẻ 1 đến 2 tuổi: Ăn 2 hũ sữa chua mỗi ngày.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn từ 2 đến 3 hũ sữa chua mỗi ngày.
Các vấn đề dễ gặp phải khi làm sữa chua từ sữa công thức và cách khắc phục
Công thức làm sữa chua bằng sữa công thức vô cùng đơn giản.Nhưng cũng giống như khi làm sữa chua bằng các nguyên liệu khác, khi làm sữa chua từ sữa bột các mẹ cũng dễ gặp phải các tình trạng như sữa chua không đông, sữa chua bị tách nước,…
Tại sao sữa chua làm từ sữa công thức không đông?
Nếu bạn nhận thấy sữa chua mà mình ủ không đông thì có thế xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Men có chất lượng kém: Men kém thường là men trong những hũ sữa chua được làm từ lâu, có ít vi khuẩn men khiến quá trình lên men chậm hơn. Ngoài ra, trong quá trình khuấy sữa chua với sữa công thức, có thể bạn đã quá mạnh tay ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của men.
- Thời gian ủ sữa chua không đủ: Thời gian ủ sữa chua không đủ, đồng nghĩa với việc quá trình lên men chưa hoàn tất khiến sữa không đông được.
- Do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa đặc quá cao khiến men trong sữa chua cái bị sốc nhiệt và chết dẫn tới quá trình lên men không được diễn ra.
Sữa chua làm từ sữa công thức bị tách nước?
Đôi khi bạn có thể nhận thấy trên bề mặt hũ sữa chua có thể có một lớp nước màu vàng nhạt. Đây là lớp whey hoàn toàn bình thường và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng được. Lớp whey này xuất hiện là do một số nguyên nhân như:
- Nhiệt độ ủ sữa chua quá cao (nếu bạn sử dụng máy ủ sữa chua thì không cần lo ngại vấn đề này).
- Trong quá trình ủ sữa có sự lay động: Nếu trong quá trình ử sữa chua, bạn xê dịch thùng/ máy ủ sữa có thể khiến cấu trúc của sữa chua bị phá vỡ, dẫn đến hiện tượng sữa chua bị vữa và tách nước.
Chắc hẳn, khi đã hiểu được chính xác nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên, mẹ có thể rút kinh nghiệm và khắc phục chúng, từ đó tạo nên một món ăn thật ngon và bổ dưỡng cho con.
Bên cạnh sữa chua, các mẹ cũng có thể học thêm cách làm một số món ăn ngon khác được làm từ sữa công thức để bé nhà bạn có một thực đơn ăn uống phong phú và bổ dưỡng hơn như caramen/ bánh flan, váng sữa,….
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công với cách làm sữa chua từ sữa công thức nêu trên.