Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày hay không? Nếu không thì sau bao lâu các triệu chứng vật lý mới thực sự xuất hiện?
Để tìm hiểu các vấn đề trên, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Nội Dung Trong Bài Viết
Bạn có thể có dấu hiệu có thai sau 3 ngày quan hệ không?
Nếu bạn thắc mắc rằng, liệu có thể có dấu hiệu có thai chỉ sau 3 ngày quan hệ không, thì câu trả lời chắc chắn là không? Hoặc giả như bạn thực sự nhận thấy các dấu hiệu có thai vào thời điểm này, thì đó có thể chỉ đơn thuần là triệu chứng của kỳ kinh nguyệt bình thường, hoặc đơn giản hơn thì là do bạn bị ảnh hưởng tâm lý.
Bao lâu thì thụ thai?
Thời gian kể từ khi quan hệ tình dục đến khi trứng được thụ tinh chỉ là lượng thời gian để tinh trùng bơi vào trứng. Theo các nghiên cứu, tinh trùng mất từ 2 đến 1 phút để bơi từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng- nơi chúng hi vọng gặp trứng.
Nhưng không phải lúc nào tinh trùng và trứng cũng có thể gặp nhau sau vài phút. Đôi khi, chúng kết hợp với nhau sau 3- 5 ngày kể từ khi quan hệ.
Khi nào thì bạn thực sự có thai?
Trứng được thụ tinh thực sự được coi là thai nhi chỉ khi nó đã di chuyển và làm tổ trên niêm mạc tử cung. Và điều này không diễn ra ngay sau khi trứng và tinh trùng gặp, kết hợp với nhau.
Sau khi được thụ tinh 3- 4 ngày, trứng sẽ bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng và đi vào tử cung. Ở đây, nó mất thêm khoảng 2 đến 3 ngày để làm tổ trên niêm mạc.
Như vậy, mất ít nhất 5 ngày để bạn thực sự có thai và phải sau đó một vài ngày, các dấu hiệu mang thai mới thực sự xuất hiện.
Do đó, có thể khẳng định, việc nhận thấy dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày là không khoa học.
Dấu hiệu và triệu chứng mang thai cổ điển
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm phổ biến nhất của thai kỳ có thể bao gồm:
Mất kinh
Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản và có chu kỳ kinh nguyệt đều, nhưng nhận thấy mất kinh (sau khi quan hệ) một vài tuần, thì điều đó có thể có nghĩa là bạn đã có bầu. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gây hiểu nhầm nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Ngực sưng, đau nhức
Những thay đổi về nội tiết tố mang thai có thể khiến ngực của mẹ bầu trở nên nhạy cảm và đau nhức hơn. Sự khó chịu có thể sẽ giảm sau một vài tuần khi cơ thể bạn điều chỉnh các thay đổi nội tiết tố.
Buồn nôn (có hoặc không kèm theo chứng nôn mửa)
Chứng buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào (ngày hay đêm) trong giai đoạn mang thai. Nó thường bắt đầu kể từ tuần thứ 4 của thai kỳ trở đi.
Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn trước thời điểm đó và một số khác lại không bao giờ phải trải nghiệm nó. Nguyên nhân gây buồn nôn trong thai kỳ vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng nhiều người cho rằng, các hormon thai kỳ có thể là một trong những nguyên nhân.
Tăng tần suất tiểu tiện
Bạn có thể nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường khi có thai. Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên trong khi mang thai, khiến cho thận của bạn hoạt động nhiều hơn, cuối cùng dẫn đến lượng chất lỏng lớn trong bàng quang của bạn.
Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và phổ biến nhất. Trong thời kỳ mang thai sớm, nồng độ hormone progesterone tăng cao – nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Các dấu hiệu và triệu chứng mang thai khác
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của thai kỳ ít rõ ràng hơn mà bạn có thể gặp phải trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên bao gồm:
Thay đổi tâm trạng
Sự thay đổi hormone trong cơ thể của bạn trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm bạn trở nên nhạy cảm hơn và dễ phản ứng với những vấn đề xung quanh hơn. Thay đổi tâm trạng cũng rất phổ biến.
Đầy hơi
Những thay đổi về nội tiết trong thời gian mang thai sớm có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi. Nó tương tự như những gì bạn có thể cảm thấy khi bắt đầu một kỳ kinh nguyệt.
Xuất huyết làm tổ
Đôi khi lượng nhỏ máu âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng chảy lượng máu nhỏ xíu này được gọi là xuất huyết làm tổ, nó xảy ra khi trứng đã được thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung – khoảng 7- 10 ngày sau khi thụ thai. Xuất huyết làm tổ xảy ra vào khoảng thời gian kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có nó.
Co thắt tử cung
Một số phụ nữ bị co thắt tử cung nhẹ vào những tháng đầu thai kỳ.
Táo bón
Thay đổi nội tiết tố làm cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, điều này có thể dẫn đến chứng táo bón.
Thay đổi thói quen ăn uống
Khi bạn đang mang thai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với những loại mùi nhất định và cảm giác vị giác của bạn có thể thay đổi. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những sở thích về thức ăn này có thể được tạo ra bởi những thay đổi nội tiết tố.
Nghẹt mũi
Mức độ hormone tăng và quá trình sản xuất máu có thể gây ra các màng nhầy trong mũi của bạn nó có thể trở nên khô, gây nghẹt mũi thậm chí khiến bạn bị chảy máu.
Bạn có thực sự mang thai không?
Thật không may, nhiều dấu hiệu và triệu chứng mà tôi liệt kê bên trên không phải chỉ xuất hiện duy nhất trong thời gian mang thai. Một số điều trên có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe khác, đôi khi nó là dấu hiệu bắt đầu của kỳ kinh nguyệt thông thường.
Tương tự như vậy, bạn có thể mang thai mà không gặp phải nhiều triệu chứng này.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy bạn bị chậm kinh và nhận thấy một số dấu hiệu hoặc triệu chứng trên, hãy thử thai tại nhà với que thử thai hoặc liên hệ với các đơn vị, bệnh viện sản uy tín để được siêu âm.
Bạn càng xác định mình mang thai sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nó giúp bạn có những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi tốt hơn.