Tác dụng phụ của tỏi đen, bạn đã biết chưa?

“Tác dụng phụ của tỏi đen là gì?”, “Ăn nhiều tỏi đen có hại không?”, “Nên sử dụng tỏi đen như thế nào?”,… là những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen được chế biến bằng cách lên men tỏi trắng tươi trong môi trường có nhiệt độ nóng được kiểm soát kỹ chẳng hạn nồi cơm điện.

Tỏi đen có vị ngọt, hơi dai và quá trình tạo ra nó có thể làm tăng lợi ích sức khỏe của tỏi thông thường một cách đáng kể.

Lợi ích của tỏi đen đối với sức khỏe

Tạp chí Khoa học Đời sống (Mỹ) đã công bố một đánh giá toàn diện năm 2015 về tỏi đen, rằng tỏi đen có chứa ít nhất gấp đôi chất chống oxy hóa so với tỏi trắng. Các hợp chất trong tỏi đen có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer, các vấn đề tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh mãn tính khác.

Một nghiên cứu khác được công bố năm 2010 cũng cho thấy, tỏi đen có hoạt tính chống khối u mạnh ở chuột. Những chú chuột đã được dùng 1mg chiết xuất tỏi đen 3 lần trong khoảng thời gian 6 ngày và thật tuyệt vời, khối u trong cơ thể chúng đã giảm trung bình 50% kích thước của nó. Thực tế cho thấy, tỏi trắng thông thường không tạo ra kết quả tương tự.

Trong một nghiên cứu năm 2015, người ta nhận thấy, việc sử dụng tỏi đen hàng ngày có khả năng làm giảm mức cholesterol trong chuột ngay cả khi chúng được cho ăn một chế độ ăn uống nhiều chất béo.

Mặc dù chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về tác dụng của tỏi đen trên cơ thể con người, nhưng các kết quả và hướng đi là bước đi đúng đắn.

Tác dụng phụ của tỏi đen

Tác dụng phụ của tỏi đen

Mặc dù, tỏi đen được ghi nhận như một loại “thần dược” với khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, tỏi đen cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của người sử dụng.

  • Ảnh hưởng xấu đến gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, nhưng nó có thể bị tổn thương khi chúng ta dùng quá nhiều tỏi (cả tỏi đen và tỏi trắng).

Mặc dù giàu chất chống oxy hóa, nhưng theo một nghiên cứu của Ấn Độ, tỏi có thể gây độc gan nếu lượng tiêu thụ quá nhiều.

Một phát hiện tương tự đã được ghi nhận trong một báo cáo của Đại học Penn State, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “mặc dù tỏi không độc hại, nhưng nó có thể gây tổn thương gan nếu dùng quá mức”.

  • Buồn nôn, ợ nóng

Theo báo cáo của Trường Y Harvard, tỏi là một trong những thực phẩm có thể gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một số nghiên cứu quan sát cũng cho thấy rằng việc uống nước ép tỏi quá mức có thể gây buồn nôn, ói mửa và ợ nóng.

  • Làm tăng nguy cơ chảy máu

Theo một báo cáo của Trung tâm Y khoa Đại học Maryland- tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đó là lý do tại sao chúng ta không được phép sử dụng tỏi khi đang dùng thuốc làm loãng máu.

Điều này cũng đúng trong trường hợp của tỏi đen. Và chúng ta cũng cần lưu ý rằng, tốt hơn hết không sử dụng tỏi ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện một cuộc phẫu thuật vì nó có thể dẫn đến tình trạng khó cầm máu và khiến huyết áp bị hạ thấp quá mức.

  • Có thể hạ huyết áp quá nhiều

Tỏi đen có tốt cho những người huyết áp cao không? Tất nhiên là có, đây là một trong những lợi ích mà sản phẩm này mang lại.

Tuy nhiên, nếu bạn đã dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp thì tốt hơn hết không nên sử dụng tỏi đen. Như đã nói, tỏi đen có đặc tính hạ huyết áp, chính vì thế, sử dụng tỏi trong khi đã uống các thuốc hạ huyết áp thực sự là một ý tưởng tồi tệ.

  • Thay đổi tầm nhìn của mắt

Tỏi đen khiến tầm nhìn của bạn bị rút ngắn- có thể đây là điều bạn chưa từng nghe đến. Nhưng nó là sự thật.

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng quá nhiều tỏi nói chung (bao gồm cả tỏi đen) có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là hyphema (xuất huyết tiền phòng) khiến chảy máu bên trong ổ mắt- khoảng cách giữa mống mắt và giác mạc. Hyphema có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

  • Đau đầu

Tỏi, đặc biệt là tỏi ở dạng thô có thể khiến người dùng bị đau đầu, đau nửa đầu. Mặc dù nó không trực tiếp gây ra chứng bệnh này, nhưng nó là nguyên nhân kích hoạt các dây thần kinh khiến chúng ta cảm thấy đau nhức.

Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào để chứng minh điều này, nhưng một số chuyên gia tin rằng vấn đề đau đầu liên quan đến dây thần kinh sinh ba- dây thần kinh liên quan đến cảm giác đau trong cơ thể. Việc hấp thụ các hợp chất có trong tỏi có thể kích thích các dây thần kinh này, làm giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh (neuropetite). Các phân tử này nhanh chóng đi vào màng não và khiến chúng ta cảm thấy đau nhức đầu.

  • Các tác dụng phụ khác khi sử dụng tỏi đen quá mức

Ngoài những tác dụng phụ trên, ăn quá nhiều tỏi đen cũng có thể gây đau cơ và chán ăn. Theo Trung tâm Ung thư Sloan- Kettering Memorial (New York), ăn quá nhiều tỏi cũng có thể gây ra tụ máu thận, bỏng hóa chất trong miệng và một số phản ứng dị ứng khác.

Sử dụng tỏi đen đúng cách để hạn chế tác dụng phụ

Sử dụng tỏi đen đúng cách để hạn chế tác dụng phụ

Để không phải đối mặt với những tác hại đáng tiếc khi sử dụng tỏi đen, các bạn cần biết những thông tin sau:

  • Thời điểm dùng tỏi đen tốt nhất

Theo các nhà khoa học, chúng ta nên sử dụng tỏi đen vào sáng sớm và buổi tối là tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể ăn tỏi đen trước các bữa ăn 30 phút.

  • Liều lượng sử dụng tỏi đen

Tùy theo cách sử dụng tỏi đen mà bạn cần dùng với liều lượng khác nhau, cụ thể:

  • Ăn tỏi đen trực tiếp

Người khỏe mạnh trong độ tuổi trưởng thành: 2 đến 4 củ tỏi đen 1 nhánh (tỏi cô đơn), chia thành 2 lần ăn mỗi ngày.

– Người già, trẻ nhỏ (trên 2 tuổi): ½ đến 1 củ tỏi 1 nhánh, chia thành 2 lần ăn.

– Phụ nữ có thai dùng 1 đến 2 tép tỏi đen mỗi ngày, đến 2 tháng cuối thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Người có vấn đề về tiêu hóa: Sử dụng tối đa 3 tép tỏi đen mỗi ngày, tránh kích ứng dạ dày.

  • Tỏi đen ngâm mật ong

Mỗi ngày sử dụng tối đa 2 củ tỏi đen cô đơn và 1 thìa mật ong ngâm tỏi đen.

  • Tỏi đen ngâm rượu

Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 30ml đến 40ml rượu tỏi đen, chia thành 2 lần sau bữa ăn để rượu tỏi phát huy công dụng tốt nhất.

  • Những người không nên dùng tỏi đen

Mặc dù tỏi đen là một thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tỏi đen. Những đối tượng sau nên tránh xa loại thực phẩm này để tránh gặp phải những tác hại của tỏi đen đáng tiếc:

– Người có bệnh về mắt

– Bệnh nhân bị viêm gan

– Người bị tiêu chảy

– Người bị bệnh thận

– Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc làm loãng máu,…

  • Những thực phẩm cần tránh khi sử dụng tỏi

Để không gặp phải những tác dụng phụ đáng tiếc, tốt nhất bạn nên tránh dùng những thực phẩm sau trong khi ăn tỏi đen: gừng, bạch quả, hạt dẻ, nghệ, ớt, huyết sâm, trứng,…

Tỏi đen là một trong những loại thực phẩm mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe của người sử dụng. Nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng sản phẩm này nhé! Đừng quên sử dụng tỏi đen đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn mà loại “thần dược” này có thể gây ra cho bạn! Đặc biệt hơn, sao bạn không tự làm tỏi đen tại nhà để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn nhỉ?!