Hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà đơn giản

Chỉ với cách làm tỏi đen đơn giản cùng một số nguyên liệu có sẵn tại nhà, bạn đã có thể thu được một loại thực phẩm vừa bổ dưỡng lại không hề đắt tiền.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách mà người Nhật lảm tỏi đen như thế nào nhé!

Thông tin cơ bản về tỏi đen

Trước khi tìm hiểu cụ thể về công thức làm tỏi đen, hoigicungbiet.com sẽ giới thiệu với các bạn một số thông tin cơ bản về loại thực phẩm này.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là một loại tỏi tươi được hình thành qua quá trình lên men chậm với điều kiện khắt khe về nhiệt độ và độ ẩm.

Sau thời gian lên men từ nửa tháng đến 1 tháng, các hoạt chất trong tỏi sẽ tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:

  • Fructose tăng lên 52 lần
  • Hàm lượng đường tăng lên 13 lần
  • Hợp chất Superoxide Dismutase (SOD- một hoạt chất có tác dụng ngừa ung thư) tăng lên tới 10 lần

Hoạt chất Sallyl Lcystein (SAC) tăng lên 6 lần.

Giá trị dinh dưỡng trong tỏi đen

So với tỏi trắng thông thường thì tỏi đen có mức giá đắt gấp 5 đến 10 lần. Không phải ngẫu nhiên mà tỏi đen lại được bán với mức giá cao như thế.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá bán tỏi đen trên thị trường hiện nay là hợp lý vì sản phẩm này có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời. Không chỉ thế tỏi đen còn được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, thông thường để thu được 1 kg tỏi đen thành phẩm thì chúng ta cần phải dùng 3 đến 4 kg tỏi trắng tươi- loại tốt.

Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng giữa tỏi đen và tỏi trắng:

Tỏi đenTỏi thườngTỷ lệ khác biệt giữa tỏi đen và tỏi thường
Tryptophan58066879%
Threonine376157239%
Isoleucine404217186%
Leucine737308239%
Lysine549273210%
Methionine11676153%
Cystine31865489%
Phenylalanine534183293%
Tyrosine59281731%
Valine1040291357%
Arginine1964634310%
Histidine318113281%
Alanine722132547%
Aspartic acid1560489319%
Glutamic acid2456805305%
Glycine563200282%
Proline318100318%
Serine477190251%

Đặc điểm của tỏi đen

Tỏi đen sau khi được lên men vẫn giữ nguyên hình dạng của của tỏi, có lớp vỏ ngoài khô và bên trong là những tép tỏi có màu đen, dẻo, mềm.

Không có mùi vị hăng cay như tỏi tươi, tỏi đen có vị chua dịu cùng vị ngọt đặc trưng và có mùi hương khá dễ chịu.

Công dụng của tỏi đen

Tỏi đen là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sinh học rất cao chứa đầy đủ cả 18 loại acid amin hiếm có. Không chỉ thế, trong tỏi đen lại có hàm lượng protein, cacbonhydrate, lipit ở trạng thái tương đối cân bằng và rất dễ hấp thụ. Chính vì vậy, khi sử dụng đúng cách, tác dụng của tỏi đen  sẽ là rất tuyệt vời, có thể kể đến như:

  • Làm giảm cholesterol và bảo vệ hệ tim mạch

Trong tỏi đen có chứa hàm lượng lysine và arginine tương đối lớn. Khi các chất này được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành một chất có khả năng hoạt huyết, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và hỗ trợ tim hoạt động tốt hơn.

  • Ngăn ngừa lão hóa và bệnh tật

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen rất cao do đó nó có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Không những thế, hàm lượng các axit amin như lysine, cysteine và threonine còn có tác dụng kích tích cơ thể sản xuất colagen- giúp ngăn ngừa các nếp nhăn và làm trẻ hóa làn da.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể

Chất S-allylcysteine có trong tỏi đen có tác dụng tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa Allicin- một chất kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng. Tác dụng chữa bệnh của tỏi đen rất mạnh, nên đây còn được coi là một vị thuốc.

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Tỏi đen có chứa hàm lượng sulfur hữu cơ khá lớn sau khi được lên men. Chất này có khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipits rất tốt. Nhờ đó các dịch tiết ra từ tỏi đen có khả năng kháng tế bào ung thư, kích thích đáp ứng miễn dịch từ đó ngăn ngừa khả năng di căn của tế bào khối u.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Trong tỏi đen có chứa hoạt chất Ajoene, Polyphenol và A-allylcysteine- những chất có khả năng diệt trừ các gốc tự do, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.

  • Có tác dụng trong việc giảm các biến chứng do tiểu đường

Các chất Diallyl Sulfide, S-allylcysteine, S-methylcysteine và N-acetylcystein có trong tỏi đen có khả năng ngăn chặn quá trình sản sinh glycation và oxy hóa- nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.

  • Có tác dụng giải độc, bảo vệ gan và hạn chế men gan tăng cao.

Các chất methionine và thereonine có trong tỏi đen có tác dụng thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan rất tốt. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc, viêm nhiễm.

Ngoài những công dụng chính nêu trên, tỏi đen còn có khả năng cải thiện chức năng não và tăng cường trí nhớ; có tác dụng trong việc làm đẹp và giúp giảm cân hiệu quả.

Sử dụng tỏi đen đúng cách

Sử dụng tỏi đen đúng cách

Mặc dù tỏi đen mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng tỏi đen, các bạn cần đảm bảo dùng đủ liều lượng, nếu không “bổ quá lại hóa dở”.

Liều lượng

Các bạn nên sử dụng tỏi đen với liều lượng như sau:

  • Người lớn khỏe mạnh: 2 đến 4 củ tỏi đen cô đơn (tỏi đen một nhánh) mỗi ngày, chia làm 2 lần ăn. Nếu bạn sử dụng tỏi đen nhiều nhánh thì chỉ cần dùng 1 củ 1 ngày thôi.
  • Người già, trẻ nhỏ: ½ đến 1 củ tỏi đen cô đơn mỗi ngày, chia làm 2 lần ăn.
  • Phụ nữ có thai: ½ đến 1 củ tỏi đen cô đơn để điều hòa huyết áp. Đến 2 tháng cuối thai kỳ thì nên giảm xuống dùng 1 đến 2 tép ở loại tỏi nhiều nhánh.
  • Người có vấn đề đường tiêu hóa: Tối đa 4 tép mỗi ngày, tránh gây kích thích đường tiêu hóa.

Các cách dùng tỏi đen

Có khá nhiều cách sử dụng tỏi đen khác nhau, bạn hãy tự lựa chọn cách dùng phù hợp với mình nhé!

  • Ăn tỏi đen trực tiếp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi đen sau khi bóc vỏ thì ăn trực tiếp. Vì có vị và mùi khá dễ chịu nên dù bạn không thích tỏi trắng có vị hăng, cay thì cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn tỏi đen. Khi ăn, nên nhai thật kỹ để các chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt hơn.

  • Ngâm rượu

Ngâm rượu cũng là một cách hay để sử dụng tỏi đen. Mặc dù cách này chỉ phát huy được 90% tác dụng của tỏi, nhưng ưu điểm của cách này là bảo quản tỏi đen khá tốt.

  • Ngâm mật ong

Ngâm tỏi đen với mật ong là một cách được khá nhiều người lựa chọn vì đây là một bài thuốc có khả năng cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh tật tuyệt vời. Không những thế, tỏi đen ngâm mật ong còn có hiệu quả cao trong việc phòng chống lão hóa, trị mụn, giảm thâm nám,… nên được rất nhiều chị em ưa thích sử dụng.

Để làm tỏi đen ngâm mật ong, các bạn chỉ cần bóc vỏ lụa tỏi và để nguyên củ cho vào hũ thủy tinh sạch. Thêm mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 10 củ tỏi: 100ml mật ong và ngâm trong 3 tuần là có thể sử dụng được.

  • Ép lấy nước

Đây cũng là một cách hay mà bạn có thể sử dụng. Việc ép tỏi lấy nước có thể giảm được mùi tỏi khi ăn.

Cách làm cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cho 3 đến 5kg tỏi vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước ấm. Sau đó dùng rây chắt nước, bỏ bã và cho vào chai thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Ai nên dùng tỏi đen và ai không nên dùng tỏi đen?

Có phải ai cũng có thể sử dụng được tỏi đen hay không? Câu trả lời là “không”, có một số đối tượng nên sử dụng tỏi đen hàng ngày, cùng với đó có một số người cần bỏ lọa thực phẩm bổ dưỡng này ra khỏi bữa ăn của mình.

  • Đối tượng nên dùng tỏi đen

Những người nên dùng tỏi đen bao gồm:

– Người bệnh ung thư

– Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại

– Người bị cao huyết áp, tiểu đường

– Người có sức khỏe yếu.

– Người dùng nhiều bia rượu, thuốc lá

  • Những người không nên ăn tỏi đen

Tỏi đen rất có lợi cho sức khỏe con người, nhưng không phải ai cũng nên dùng tỏi đen. Nếu bạn là 1 trong số những đối tượng sau đây thì hãy tránh xa tỏi đen ra nhé!

– Người có bệnh về mắt: Theo các nghiên cứu khoa học, nếu sử dụng tỏi đen trong thời gian dài có thể khiến giảm thị lực, nên những người thiếu máu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt,… cần tránh xa sản phẩm này,

– Người mắc bệnh gan: Mặc dù tỏi đen có công dụng tốt trong việc bảo vệ gan, nhưng những người mắc bệnh gan lại không nên sử dụng sản phẩm này. Vì khi bị bệnh gan, sử dụng tỏi đen có thể người bệnh cảm thấy buồn nôn, không tốt cho sức khỏe.

– Người bị tiêu chảy: những người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi đen vì có thể bị tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.

– Người bị bệnh thận: Tỏi là một thực phẩm hăng, cay nên khi kết hợp cùng thuốc điều trị thận sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

– Người huyết áp thấp: Tỏi đen có công dụng đối với người huyết áp cao nên những người huyết áp thấp không nên sử dụng chúng.

Ngoài ra người mang thai cũng nên lưu ý khi sử dụng sản phẩm này.

Cách làm tỏi đen

Cách làm tỏi đen

Lý thuyết về cách làm tỏi đen thì tương đối đơn giản, nhưng thực tế, khi làm loại tỏi này, chúng ta cần chú ý đến rất nhiều điều. Chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi thì cũng có thể khiến quá trình lên men tỏi bị gián đoạn, dẫn đến thành phẩm thu được không như mong đợi: quá cứng, quá ướt,…

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Để làm tỏi đen, các bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau:

  • Tỏi tươi
  • Bia
  • Bát to (dùng để đựng tỏi)
  • Một tờ giấy bạc to
  • Nồi cơm điện

Các bước làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện

Để làm tỏi đen bằng nồi cơm điện, các bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Chọn tỏi

Tỏi để làm tỏi đen phải là loại có tép to, đều nhau. Nếu chọn phải nguyên liệu tỏi gồm củ nhỏ, củ to, việc lên men sẽ không đều và các bước làm tỏi đen của bạn sẽ dễ thất bại. Khi mua tỏi về, bạn hãy hong khô tỏi và bóc lớp vỏ ngoài của củ tỏi để loại bỏ bụi bẩn.

Nếu có điều kiện tốt hơn, thì bạn nên làm tỏi đen bằng tỏi tươi cô đơn Lý Sơn hoặc Phan Rang (tỏi 1 nhánh) để có được thành phẩm tốt nhất.

Bước 2: Ngâm tỏi với bia

Khi đã chuẩn bị tỏi xong, các bạn hãy cho tỏi vào một chiếc bát to, sạch sau đó rưới bia đều lên tỏi để tỏi thấm đều (nhớ đổ bia ngập tỏi nhé). Ngâm tỏi với bia trong 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh của bia.

Bước 3: Ủ tỏi

Sau 30 phút các bạn vớt tỏi trong bát bia ra và xếp tỏi vào một tờ giấy bạc sau đó bọc kín lại. Bạn không nên để tỏi bị hở vì khi đó tỏi sẽ không thể lên men được.

Cuối cùng, cho bọc giấy bạc vào nồi cơm điện và bật nút “warm” trong vòng 15 ngày nhé. Các bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nồi tránh đề nhiệt độ trong nồi bị thoát ra ngoài ảnh hưởng đến quá trình lên men của tỏi nhé!

Trong 15 ngày ủ tỏi, bạn có thể mở nắp nồi cơm điện để theo dõi quá trình lên men của tỏi. Tuy nhiên không được để quá 5 phút vì nếu để lâu nhiệt trong nồi sẽ giảm hẳn, ảnh hưởng đến quá trình lên men của tỏi.

Nếu quá trình ủ tỏi chính xác thì đến ngày thứ 3 sau khi ủ, bạn sẽ nhận thấy tỏi bắt đầu mềm, vẫn có màu trắng nhưng có mùi dịu hơn những ngày đầu. Đến khoảng ngày thứ 7, hầu hết tỏi được ủ đều có màu thẫm hơn và nhiều củ đã trở thành màu đen. Đến ngày thứ 13 thì tỏi sẽ bắt đầu khô dần và vỏ ngoài tương đối ráo nước.

Một số lưu ý khi làm tỏi đen

Không phải ai cũng có thể thành công làm ra thành phẩm tỏi đen với chất lượng như mong muốn. Trong quá trình làm loại thực phẩm này, 2 vấn đề mà chúng ta dễ mắc phải nhất chính là tỏi quá ướt hoặc tỏi quá cứng và có vị đắng.

Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến quá trình làm tỏi đen thất bại. Từ những nguyên nhân này, bạn hãy tự rút ra kinh nghiệm để thu được thành phẩm với chất lượng tốt hơn đồng thời đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng của nó nhé!

  • Tỏi đen bị ướt

Tỏi đen thành phẩm sau khi làm xong bị ướt, bị hư hại là một trong những vấn đề rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chính là do:

– Nồi cơm điện có nhiệt độ không ổn định và khó lan tỏa khiến tỏi ướt, thậm chí sượng.

– Trong quá trình làm tỏi đen, chúng ta cần kiểm tra thành phẩm nhưng nếu bạn mở nắp nồi quá 5 phút thì nhiệt trong nồi cơm điện sẽ mất đi nhanh chóng khiến quá trình lên men bị dán đoạn.

– Ngâm tỏi quá lâu trong bia cũng là nguyên nhân dẫn đến thành phẩm bạn nhận được không như mong muốn.

– Khi làm tỏi bằng nồi cơm điện, nếu không làm sạch nồi thì các vi khuẩn trong nồi có thể sẽ khiến tỏi đen thành phẩm bị ẩm mốc, và có mùi khó chịu.

– Tỏi dùng để ủ quá ẩm cũng sẽ khiến thành phẩm tỏi đen dễ bị ướt.

  • Tỏi đen có vị đắng

Tỏi đen thành phẩm có vị đắng chủ yếu là do được ủ trong môi trường nhiệt độ không thực sự phù hợp.

Để hạn chế tình trạng này bạn nên chọn những củ tỏi trắng tươi, to đều và đảm bảo ủ tỏi tươi trong môi trường có nhiệt độ ổn định từ 60 đến 65 độ C trong vòng 15 ngày.

Cách bảo quản tỏi đen

Cách bảo quản tỏi đen

Tỏi đen là một loại thực phẩm tương đối đỏng đảnh vì thế nếu không biết cách bảo quản tỏi đen, số tỏi mà bạn có rất dễ bị nấm, mốc, ướt,… Điều đó chắc chắn là điều không ai mong muốn đúng không?

Vậy chúng ta cần bảo quản tỏi đen như thế nào?

  • Tỏi đen mua trên thị trường

Với loại tỏi đen mua sẵn này, bạn chỉ cần bảo quản đúng như hướng dẫn trên bao bì là được. Chú ý là túi tỏi sau khi mở khóa cần được bọc kín lại, tránh để không khí xâm nhập và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhé.

  • Tỏi đen tự làm

Thông thường, tỏi đen tự làm tại nhà dễ bị ướt (nhão), vì vậy sau khi hoàn thành, bạn nên để thành phẩm ngoài không khí khoảng 7 đến 10 ngày (nhớ là để nơi khô ráo, thoáng mát nhé!).

Trong trường hợp tỏi quá ướt thì bạn có thể phơi nắng vài ngày rồi để tại nơi có gió thêm vài ngày nữa để tỏi săn lại. Cuối cùng hãy bỏ số tỏi đó vào hũ có lót thêm giấy hút ẩm và đậy kín lại là được.

(*) Lưu ý:

Việc bảo quản tỏi đen trong ngăn mát tủ lạnh thời gian dài cũng có thể khiến tỏi đen bị khô, cứng làm tỏi mất ngon. Trong trường hợp này, khi muốn ăn, bạn có thể lấy lượng tỏi phù hợp với mình vài bỏ vào chén hấp với cơm là được.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tỏi đen cũng như cách để làm tỏi đen ngay tại nhà.

Chúc các bạn thành công!