Tỏi đen trị bệnh gì? Hiệu quả có thực sự như lời đồn?

“Tỏi đen trị bệnh gì?” là một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, tỏi đen đang được coi là “vàng đen”, là một loại “thần dược” có thể trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng thực tế, hiệu quả của nó có như lời đồn hay không?

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là một sản phẩm của quá trình lên men cẩn thận kéo dài trong 30 ngày ở môi trường có kiểm soát nhiệt độ ổn định từ 65 đến 70 độ C.

Quá trình lên men này tạo ra đường và các axit amin bên trong tỏi, những chất này phản ứng với nhau và tạo thành sắc tố đen và kết cấu bên trong tỏi mềm mại như một chiếc kẹo dẻo.

Không có bất cứ chất bảo quản nào được bổ sung vào quá trình làm tỏi đen để đảm bảo những chất dinh dưỡng không bị mất đi.

Các chất có trong tỏi đen

Các chất có trong tỏi đen

Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng có một số thành phần có giá trị bên trong tỏi đen tăng lên trong quá trình lên men. Các thành phần này bao gồm Polyphenol và Flavonoid- những hợp chất có khả năng chống oxy hóa tốt.

Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu cho thấy, sau quá trình lên men, các loại đường hòa tan trong nước, axit amin, Polyphenol và Flavonoid giảm mạnh.

Do đó, những nhà xuất bản của trang Science Direct (một trang web khoa học) cho rằng hàm lượng dinh dưỡng của tỏi đen phụ thuộc vào quá trình lên men. Điều đó đồng nghĩa rằng, có thể những loại tỏi có màu đen có hàm lượng chất dinh dưỡng không thực sự tốt như mong đợi.

Không ai có thể khẳng định được trong loại tỏi đen mà bạn dùng có hàm lượng chất dinh dưỡng như thế nào. Nhưng xét trên loại tỏi được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, tỏi đen sẽ gồm Polyphenol (có khả năng phòng chống ung thư), Lysine và Arginine (giảm cholesterol xấu), S-allylcysteine (giảm biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều trị cao huyết áp),…

Tỏi đen chữa bệnh gì?

Giàu dinh dưỡng thực vật và các chất chống bệnh khác, tỏi đen đã được tin là một loại thực phẩm cực kỳ tốt đối với sức khỏe bao gồm các tác dụng như chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chức năng tim mạch cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng tỏi đen thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng tỏi đen có khả năng chống ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Nhưng tỏi đen liệu có thực sự mang lại những tác dụng này hay không?

  • Chữa lành gan do tổn thương rượu

Theo một số nghiên cứu lâm sàng trên chuột bạch, chất Threonine và Methionine có trong tỏi đen có tác dụng hỗ trợ gan khỏi bị tổn thương do viêm nhiễm và tổn thương do rượu.

Hãy lưu ý rằng, đây chỉ là thí nghiệm trên chuột vì vậy chúng ta chua thể nào biết chính xác tế bào người sẽ phản ứng như thế nào với cùng một cách điều trị.

Tuy nhiên, đó vẫn là một bước đi đúng hướng!

  • Chống viêm

Nhiều lợi ích của tỏi đen bắt nguồn từ chính hàm lượng hợp chất hoạt tính cao của nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi đen có chứa tới 100 hợp chất hoạt tính cao. Một trong những hợp chất này là S-allyl cysteine- một tác nhân chống viêm phổ biến.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Quốc gia Chungnam Hàn Quốc đã chứng minh được rằng, các hợp chất có trong tỏi đen có khả năng ngăn chặn các gen gây viêm và phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên chuột bạch nên chúng tôi chưa dám khẳng định liệu nó có hiệu quả trên con người hay không.

Nhưng đây cũng có thể là một tác dụng của tỏi đen mà bạn có thể tham khảo.

  • Ngăn ngừa ung thư đại tràng

Một nghiên cứu về các sản phẩm Apandidos đã chỉ ra rằng tỏi đen có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách ức chế sự phát triển của những tác nhân gây bệnh.

Người ta cũng tin rằng, các hợp chất có trong tỏi đen cũng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ung thư khác ngoài ung thư đại tràng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào có thể chứng minh được điều này.

  • Giảm biến chứng tiểu đường

Trong tỏi đen có các chất S-allylcysteine, Diallyl Sulfide, N-acetylcystein và S-methylcysteine- những hợp chất có khả năng ngăn chặn quá trình sản sinh glycation và oxy hóa- nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.

  • Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc năm 2014, sử dụng tỏi đen trong 12 tuần có khả năng làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Không những thế, các hợp chất có trong tỏi đen cũng giúp giảm Allpoprotein B trong máu- một chỉ số tác động xấu đến tim mạch, qua đó giúp hệ tim mạch của chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn.

  • Hạn chế các tác hại của tia xạ

Theo một số kết quả nghiên cứu. khi dùng tỏi đen, các tế bài tủy xương và quần thể tế bào lympho tương đương với việc không bị chiếu xạ. Vì vậy, những người làm việc văn phòng phải tiếp xúc nhiều với điện thoại, máy tính nên sử dụng tỏi đen để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Tỏi đen không chỉ có tác dụng trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh trên mà nó còn là một sản phẩm có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa lão hóa và làm đẹp hiệu quả.

Cách sử dụng tỏi đen đúng cách

Cách sử dụng tỏi đen đúng cách

Có rất nhiều cách để sử dụng tỏi đen! Tỏi đen là một loại thực phẩm cực kỳ linh hoạt. Dưới đây là một số cách để bạn sử dụng chúng.

  • Sử dụng tỏi đen nguyên củ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người sử dụng nên dùng tỏi đen trực tiếp không qua chế biến. Khi nhai nuốt kỹ tỏi đen dùng trực tiếp có thể phát huy được 100% công dụng của mình.

  • Tỏi đen ngâm rượu

Mặc dù các chất dinh dưỡng trong tỏi đen ngâm rượu có thể bị ảnh hưởng, nhưng đây cũng là một cách tuyệt vời để dùng tỏi đen nếu bạn đã quá chán ăn sống trực tiếp. Không những thế, ngâm tỏi đen với rượu cũng là một cách tốt để bảo quản tỏi trong thời gian lâu hơn.

Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần ngâm tỏi ngập trong rượu nếp nguyên chất trong 2 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần nhớ sử dụng 50ml thôi nhé!

  • Tỏi đen ngâm mật ong

Tỏi đen ngâm mật ong là loại thực phẩm được rất nhiều chị em yêu thích vì nó có công dụng rất tốt đối với sắc đẹp. Để làm tỏi đen mật ong, các bạn chỉ cần bóc vỏ tỏi và ngâm với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 100ml mật ong: 10 củ tỏi, ngâm trong 3 tuần là sử dụng được.

Ngoài những cách trên, các bạn cũng có thể sử dụng tỏi đen trong một số món ăn như làm bơ tỏi phết lên bánh mì, chế biến tỏi đen với phô mai,… Dù dùng tỏi đen dưới hình thức nào thì tỏi đen cũng nên được nghiền nát để phát huy tác dụng tốt hơn.

Những người không nên ăn tỏi đen

Mặc dù tỏi đen là một thực phẩm bổ dưỡng và tốt với hầu hết mọi người, nhưng vẫn có những đối tượng không nên sử dụng sản phẩm này. Vì nó không chỉ không phát huy tác dụng mà thậm chí có thể gây ra những tác dụng phụ của tỏi đen với sức khỏe chúng ta.

Những người không nên dùng tỏi đen bao gồm:

  • Người bị bệnh gan
  • Người bị bệnh mắt
  • Người bị bệnh thận
  • Người bệnh tiêu chảy
  • Người có sức đề kháng yếu

Ngoài ra, những mẹ bầu đang ở 2 tháng cuối thai kỳ nếu muốn sử dụng tỏi đen cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Với những lợi ích tuyệt vời của mình, tỏi đen chắc chắn sẽ mang đến những kết quả tích cực không ngờ đến cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn đó. Nhưng các bạn cũng cần lưu ý, tỏi đen sẽ chỉ phát huy được tác dụng của nó nếu bạn sử dụng đúng cách thôi nhé!

Nếu bạn muốn tự mình làm tỏi đen, hãy sử dụng nồi cơm điện và học cách làm tỏi đen ngay tại nhà. Nhưng nếu bạn không có thời gian để làm nó thì bạn cũng có thể tìm mua ở một cửa hàng uy tín.