Có rất nhiều cách để làm tỏi đen, nhưng công thức phổ biến được nhiều người tin tưởng áp dụng nhất là cách làm tỏi đen của người Nhật Bản. Chỉ với 4 bước làm đơn giản cùng một chút kiên nhẫn, bạn sẽ thu được thành phẩm tỏi đen có mùi, vị và chất lượng hơn hẳn những sản phẩm cùng loại.
Nội Dung Trong Bài Viết
Chuẩn bị làm tỏi đen theo cách của người Nhật
Để làm tỏi đen, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu cơ bản sau:
- Tỏi- chắc chắn rồi!
- Bia- trong cách làm tỏi đen của người Nhật không có bia, nhưng nếu bạn muốn làm theo một cách khác thì hãy chuẩn bị.
- Nồi cơm điện- tốt nhất nên là nồi điện tử
- Khay rộng có lỗ thưa- loại khay thường được sử dụng để sấy khô thực phẩm
Cuối cùng, hãy thật kiên nhẫn!
4 bước làm tỏi đen tại nhà của người Nhật Bản
Trên lý thuyết, cách làm tỏi đen từ tỏi trắng rất đơn giản, nhưng thực tế chỉ một chút sai lầm thôi, thành phẩm tỏi đen mà bạn làm sẽ không đảm bảo chất lượng. Cho dù có màu, mùi, vị giống “tỏi đen” nhưng thành phẩm cuối cùng bạn nhận được lại không chứa giá trị dinh dưỡng như mong đợi.
Vì vậy, bạn cần cẩn thận và thật tỉ mỉ khi làm tỏi đen nhé!
Bước 1: Chọn tỏi
Tốt nhất bạn nên chọn tỏi trắng hoặc đỏ, nhưng nếu bạn thích một loại khác thì cũng không sao. Điều quan trọng là đầu tỏi phải to, tròn, các củ tỏi phải đều nhau.
Không có bất cứ sản phẩm tỏi đen nào bị bỏ đầu; vì vậy, bạn cũng nên giữ nguyên đầu tỏi. Việc làm tỏi đen sẽ trở nên dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian nếu bạn chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng.
Khi chọn tỏi, bạn cần chắc chắn rằng không có củ tỏi nào mục nát hoặc nảy mầm. Nếu có củ tỏi như vậy, hãy sử dụng cho việc khác chứ không cố gắng để làm tỏi đen với loại tỏi này.
Loại tỏi tốt nhất để làm tỏi đen tại nước ta là loại tỏi cô đơn Lý Sơn (loại tỏi 1 nhánh). Tuy nhiên, tỏi Lý Sơn có giá khá cao, vì vậy nếu không có điều kiện bạn có thể làm tỏi đen bằng tỏi nhiều nhánh thông thường. Nhưng tuyệt đối không làm tỏi đen bằng tỏi Trung Quốc nhé vì mặc dù có vẻ ngoài khá đẹp nhưng tỏi Trung Quốc thường không thơm và cũng ít chất dinh dưỡng.
Bước 2: Làm sạch tỏi
Hãy sử dụng nước sạch để rửa toàn bộ phần đầu củ tỏi (chỉ phần đầu thôi và không bao gồm phần thân tỏi nhé!). Sau khi rửa xong, hãy đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát trong 6 giờ hoặc lâu hơn để nó khô hoàn toàn.
Bạn không nên tiến hành quá trình ủ tỏi khi nó còn ẩm ướt vì nó có thể khiến thành phẩm của bạn bị nát, nhão quá mức, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình lên men của tỏi.
Sau khi tỏi khô ráo, bạn cần kiểm tra độ sạch sẽ của tỏi. Nếu nó vẫn chưa sạch, hãy lặp lại quá trình lau rửa.
Bạn hãy nhớ không bao giờ sử dụng tỏi còn bám bụi bặm để làm tỏi đen.
Sau khi đảm bảo đầu tỏi sạch sẽ, bạn nên bóc lớp vỏ bên ngoài tỏi để loại bỏ chất bẩn còn lại.
Bước 2+: Ngâm tỏi đen với bia
Tôi không gọi đây là bước 3 vì trong công thức làm tỏi đen của người Nhật Bản hoàn toàn không có điều này. Người Nhật chỉ làm sạch tỏi sau đó mang đi ủ (hoàn toàn không dùng bia để lên men), trái lại những người bạn Mỹ lại cho rằng việc lên men bằng bia sẽ giúp quá trình làm tỏi diễn ra tốt nhất.
Nếu bạn muốn sử dụng bia, thì đây là công thức:
Ngâm 1kg tỏi đã bóc áo ngoài với 1 lon bia trong 30 phút. Chỉ 30 phút thôi và sau đó đừng quên vớt tỏi của bạn ra ngoài.
Bước 3: Ủ tỏi trong nồi cơm điện
Nếu bạn ủ tỏi với bia thì hãy xếp nó trong một miếng giấy bạc, gói thật kỹ trước khi đặt vào nồi cơm điện.
Còn nếu không, hãy bỏ qua, bạn chỉ cần bỏ tỏi vào nồi cơm điện, tạm biệt chúng và đóng nắp!
Bạn lo sợ tỏi sẽ bị cháy đen? Đừng quá lo lắng, tỏi không được ngâm trong bia sẽ không cháy khi bạn ủ ấm nó trong nồi cơm điện
Và hãy nhớ, đặt tỏi vào nồi, cắm điện và hết! Bạn không cần bật nút “cook”, chỉ cần cắm điện, nút giữ ấm sẽ bật ngay lập tức.
Lúc này, hãy kiên nhẫn chờ đợi trong khoảng 15 ngày, không cần mở nắp, cũng không cần kiểm tra. Mùi tỏi lên men trong quá trình làm sẽ giúp bạn xác định chính xác các bước làm tỏi đen của bạn có chính xác hay không.
Bước 4: Sấy khô tỏi đen của bạn
Sau thời gian ủ, nếu bạn thu được thành phẩm có màu sắc và độ dẻo nhất quán, bạn có thể bắt đầu làm khô tỏi.
Tại sao chúng ta cần làm khô tỏi đen?
Có 2 lý do để bạn thực hiện điều này. Thứ nhất, quá trình sấy khô tỏi giúp tăng cường hương vị và màu sắc của tỏi đen. Thứ hai, nó sẽ loại bỏ nước dư thừa giúp bạn bảo quản tỏi tốt hơn.
Để sấy khô tỏi, bạn hãy lấy tỏi từ trong nồi cơm điện và xếp chúng trên một chiếc chiếc khay có lỗ thưa (không dùng khay kín vì nó có thể khiến nước tỏi đọng bên mặt dưới và làm hỏng tỏi). Giữ khay tỏi đen trong một không gian thoáng khí, khô ráo (bạn có thể dùng quạt máy để đảm bảo độ ẩm trong phòng và các chất trong tỏi đen không bị phân hủy). Thời gian chờ tỏi khô khoảng 2 đến 3 tuần.
Cảnh báo khi làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện!
Trong quá trình làm tỏi đen bằng nồi cơm điện, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề- một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người- “mùi hôi”. Mùi hôi là thứ chắc chắn bạn cần phải trải qua trong quá trình làm tỏi đen bằng nồi cơm điện ngay tại nhà. Vào 2 ngày đầu, có thể nói nó là một thứ mùi kinh khủng giống như ngô bung cộng với mùi tỏi rất nồng. Nhưng thật may mắn, thứ mùi này sẽ lắng xuống đáng kể từ ngày thứ 3.
Thông thường, cứ 3 ngày một lần, bạn có thể sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể về mùi của tỏi đang lên men. Đến khoảng ngày thứ 9, bạn có thể nhận thấy mùi giấm thơm ngon, chua, và ngọt ngào trong không khí.
Để giải quyết vấn đề này, tốt hơn hết bạn nên làm tỏi đen trong một căn phòng có cửa sổ thông gió và hãy sử dụng nến thơm nếu bạn không muốn phải đối mặt với thứ mùi “khủng khiếp” đó!
Làm tỏi đen bằng nồi cơm điện có tốt không?
Xu hướng làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện đang ngày càng tăng nhanh vì phương pháp này vô cùng tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều người khi làm tỏi đen chỉ làm theo phong trào và hoàn toàn không hiểu gì về sản phẩm này. Điều đó có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt. Khi không làm đúng chuẩn các dưỡng chất trong tỏi sẽ bị mất, ảnh hưởng đến hiệu quả và công dụng của tỏi đen khi sử dụng.
Không chỉ thế, sau khi làm xong nếu không bảo quản tốt, tỏi có thể bị ướt, ẩm mốc, hư hỏng. Nếu nhiệt độ trong nồi không ổn định, quá trình lên men cũng sẽ bị phá vỡ, khiến tỏi hỏng.
Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi làm tỏi đen tại nhà:
- Môi trường ủ tỏi phải có nhiệt độ ổn định từ 60 đến 65 độ C.
- Trong quá trình ủ, nếu muốn kiểm tra tỏi đen phải nhanh chóng lấy một củ tỏi ra kiểm tra và đóng nắp lại ngay lập tức để đảm bảo nhiệt không bị thoát ra ngoài quá nhiều.
- Sử dụng nồi cơm điện đảm bảo an toàn, không sử dụng nồi cũ, hở điện, thoát nhiệt. Để nồi cơm điện ủ tỏi ở nơi thoáng mát, không có đồ vật dễ cháy nổ; cần thường xuyên quan sát nồi cơm điện để đảm bảo không xảy ra rủi ro đáng tiếc nào.
Hãy tuân thủ đúng quy trình làm tỏi đen, bạn sẽ nhận được thành phẩm tỏi tốt như mình mong muốn.
Tỏi đen có rất nhiều công dụng và với cách làm tỏi đen của Nhật được giới thiệu trong bài, bạn sẽ không cần phải trả một mức chi phí cao như khi mua tỏi đen tại các cửa hàng nữa.
Chúc các bạn thành công!