“Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?” là một trong những vấn đề đang được rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm.
Vậy lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc cho trẻ em ăn sữa chua trong bài viết này nhé!
Nội Dung Trong Bài Viết
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua có đường?
Các bé có thể bắt đầu ăn sữa chua và váng sữa từ khi được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên cha mẹ cho con ăn sữa chua khi đã được 7 đến 8 tháng tuổi trở lên.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua khác nhau (Vinamilk, Susu, Mộc Châu,..) rất tiện lợi và dễ bảo quản. Tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, thêm vào đó cha mẹ chỉ nên cho con ăn những loại sữa thị trường này khi trẻ đã được 6 tháng tuổi. Nếu cha mẹ không yên tâm, có thể học cách tự làm sữa chua tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh cho con trẻ.
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua khô?
Sữa chua khô hay còn được biết đến với tên gọi bánh sữa chua khô/ yogurt khô là một trong những loại thực phẩm được nhiều bé yêu thích vì bánh dễ tan trong miệng và hơi có vị chua của sữa chua đồng thời lại có vị béo ngọt của sữa.
Loại bánh này thích hợp cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, giúp trẻ làm quen với việc nhai, đồng thời cũng bổ sung lượng khoáng chất, và các vitamin cần thiết cho bé.
Sữa chua rất tốt cho các bé nếu biết sử dụng đúng cách.
Lợi ích của sữa chua đối với trẻ em
Sữa chua là một thực phẩm có lợi ích rất tuyệt vời với cơ thể con người nói chung và với trẻ em nói riêng. Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose, thích hợp cho hầu hết mọi người kể cả những người không hấp thụ được lactose
Ngoài ra sữa chua cũng chứa rất nhiều vitamin, canxi, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, giúp bổ sung những chất thiếu hụt trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
Lượng canxi cao trong sữa chua cũng giúp trẻ phát triển hệ xương khớp tốt nhất có thể. Đồng thời các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ thêm khỏe mạnh.
Nên cho trẻ ăn sữa chua như thế nào?
Cha mẹ có thể cho các bé ăn sữa chua trực tiếp hoặc trộn sữa chua chung với các loại hoa quả tươi giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Nên cho trẻ ăn sữa chua vào thời điểm nào?
Buổi tối trước khi đi ngủ chính là thời điểm vàng để cha mẹ cho trẻ ăn sữa chua. Vào thời điểm này, bé sẽ hấp thụ được canxi nhiều nhất giúp phát triển chiều cao.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con ăn sữa chua sau bữa cơm khoảng 1 đến 2 tiếng để các lợi khuẩn có môi trường hoạt động tốt nhất.
Nên cho trẻ ăn bao nhiêu sữa chua một ngày?
Tùy theo độ tuổi và cơ địa khác nhau mà trẻ cần được ăn lượng sữa chua phù hợp để cơ thể phát triển tốt nhất. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với cha mẹ lượng sữa chua trung bình mà một trẻ có thể ăn, cha mẹ có thể dựa trên thông tin này và điều kiện sức khỏe của con để điều chỉnh thích hợp hơn nhé!
– Bé dưới 6 tháng tuổi
Không nên cho ăn sữa chua, nếu cho ăn nên chọn những loại sữa chua lên men tự nhiên và cho ăn ít để làm quen.
– Trẻ 6 tháng tuổi
Cho trẻ tập ăn vài muỗng mỗi ngày.
– Trẻ 6 đến 12 tháng tuổi
Có thể ăn từ 1 đến 2 hộp sữa chua mỗi ngày vào thời điểm thích hợp.
– Trẻ 1 đến 2 tuổi
Mỗi ngày có thể ăn 2 hộp sữa chua và nên uống thêm một hộp sữa chua uống.
– Trẻ 2 tuổi trở nên và người lớn
Có thể ăn 2 đến 3 hộp sữa chua mỗi ngày.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ em, tuy nhiên cha mẹ cần cho con ăn sữa chua một cách khoa học.
Không làm nóng sữa chua
Với trẻ em, cha mẹ cho trẻ ăn sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc để hơi mát (không nên để mát quá). Vào mùa đông có thể để nơi kín gió, ấm áp không nên làm nóng sữa chua vì điều đó sẽ giết hại tất cả vi khuẩn có lợi trong sữa chua, các chất dinh dưỡng cũng bị mất, làm mất tác dụng của thực phẩm.
Không kết hợp sữa chua với các loại thịt
Không kết hợp sữa chua với những loại thức ăn như thịt đông lạnh, thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng,… vì chúng có thể dẫn đến tình trạng táo bón, đau dạ dày thậm chí dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Không để trẻ vừa ăn sữa chua vừa uống thuốc
Các loại thuốc thường chứa thành phần amin lưu huỳnh. Thành phần này có thể phá vỡ đồng thời tiêu diệt các lợi khuẩn trong sữa chua.
Không để trẻ ăn sữa chua lúc đói
Đặc biệt, tuyệt đối không để trẻ ăn sữa chua khi đói bụng vì lúc này lượng axit trong dạ dày rất cao, nó sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi. Đồng thời, khi đói, dạ dày sẽ co bóp mạnh khiến canxi bị đào thải rất nhiều.
Không để trẻ ăn sữa chua vượt mức quy định
Sữa chua có khả năng phòng chống và điều trị một số bệnh. Nhưng cũng không nên lạm dụng và cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự bài tiết các chất trong dạ dày, khiến trẻ bị chán ăn. Thậm chí khi ăn quá nhiều sữa chua, trẻ sẽ bị lạnh bụng dẫn tới hiện tượng đi ngoài.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn sữa chua
Ngoài ra, trong sữa chua có chứa các vi khuẩn cực mạnh vì vậy cần vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn để tránh làm hỏng men răng của bé.
Xem thêm: Tác dụng của sữa chua và những nguy hại khi không sử dụng đúng cách
Cách chọn và sử dụng sữa chua cho bé, mẹ đã biết chưa?
Hướng dẫn cách chọn sữa chua cho bé
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mẹ nên chọn cho con loại sữa chua lên men tự nhiên, không chứa chất bảo quản, chất phụ gia hoặc các loại sữa chua làm từ bột công thức phù hợp với lứa tuổi để đảm bảo an toàn và đầy đủ dưỡng chất cho bé. Nếu có đủ thời gian, thì các mẹ có thể tự làm sữa chua tại nhà để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Cha mẹ có thể chọn sữa chua cho con dựa trên những tiêu chí sau:
Hàm lượng đường có trong sữa chua phải phù hợp với từng lứa tuổi.
Với trẻ dưới 1 tuổi: Ưu tiên chọn những loại sữa chua không đường, có thể kết hợp sữa chua với trái cây để trẻ dễ ăn hơn.
Với trẻ 1- 3 tuổi: Nên chọn loại sữa chua ít đường.
Với trẻ 3 tuổi trở lên: Có thể chọn bất cứ loại sữa chua nào (không đường/ ít đường/ có đường).
Ưu tiên bổ sung lợi khuẩn có lợi
Cha mẹ có thể biết được đâu là sữa chua lợi khuẩn khi xem bao bì nhãn mác; một loại sữa chua tốt phải ghi rõ chủng loài và hàm lượng chủng loài probiotics trong thành phần dinh dưỡng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sữa chua, lợi ích của sữa chua và cách chọn sữa chua cho bé.
Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bậc làm cha làm mẹ.